10 November 2022

0 bình luận

Thông lá hán

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thông lá hán

Tên gọi khác: Tùng la hán

Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus (Thunb.) G. Don var. maki (Sieb.) Endl.

Họ: Kim giao (Podocarpaceae)

Công dụng: Quả thông la hán dùng trị tim hồi hộp do huyết hư, bệnh loạn nhịp tim, mất ngủ. Vỏ rễ dùng ngoài trị mụn ghẻ, nấm ngoài da.

Mô tả

  • Cây gỗ nhỏ hay cây bụi thường xanh. Thân và cành non màu lục, vỏ già nứt nẻ.
  • Lá mọc so le, hình dải, dài 2,5 -7 cm, rộng 3,5 mm, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, gân chính nổi rõ.
  • Bộ phận sinh sản là những nón đơn tính. Nón đực mọc riêng lẻ hay tụ họp ở kẽ lá gần đầu cành.
  • Nón cái ở kẽ lá có để mập.
  • Hạt hình cầu hay hình trứng, đường kính khoảng 5 mm, có cuống dài khoảng 1 cm, khi chín màu tím.

Phân bố, sinh thái

Trong 3 loài đã biết thuộc chi Podocarpus ở Việt Nam, có một loài – thông la hán là cây trồng. Thông la hán có nguồn gốc ở Trung Quốc và đã được đưa vào trồng ở đền chùa, các khu lăng tẩm từ lâu đời. Cây cũng được du nhập vào Việt Nam nhưng không rõ từ bao giờ.

Thông la hán là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng nhưng cũng không hẳn là cây ưa sáng hoàn toàn.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, quả.

Thành phần hoá học

  • Lá có các inumakilacton B, C, các chất sterol A, B, C, D, pomasteron A, hinokiflavon, neocryptomerin, sciadopitysin, podocarpus flavon A, B, cadinen, podocarpren.
  • Quả có các imakilacton A, B, C, D, E các nagilacton C, F.
  • Phấn hoa có amentoflavon, chất này có tính kháng nấm.

Tác dụng dược lý

Cao chiết lá tươi với methanol 80% có hoạt tính quét gốc tự do mạnh với nồng độ ức chế 50% (IC50) bằng 0,421 + 0,014 mg/ml (Fenglin H.et al., 2004).

Tính vị, công năng

Quả có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, an thần. Vỏ rễ có vị cay, tính ấm có tác dụng giải độc.

Công dụng

Quả thông la hán dùng trị tim hồi hộp do huyết hư, bệnh loạn nhịp tim, mất ngủ. Liều dùng 3 – 10g.

Vỏ rễ dùng ngoài trị mụn ghẻ, nấm ngoài da [Võ Văn Chi, 1997: 1178].

  • Ở Trung Quốc, nước sắc quả thông la hán được dùng uống làm thuốc bổ thận và phổi. Vỏ rễ được dùng chữa nấm da, nấm lông, bệnh ghẻ, tổn thương do chấn thương. Lá trị ho ra máu, nôn ra máu. Vỏ cây P.macrophyllus var. maki được dùng trị giun, đặc biệt giun đũa và trị các bệnh về máu. Quả có tác dụng tốt với phổi, đặc biệt có tác dụng bổ thận, chữa bệnh tim và đau dạ dày [Perry L.M., 1980: 402, Fenglin H. et al., 2004).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More