10 November 2022

0 bình luận

Thông mộc

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Thông mộc

Tên gọi khác: Đơn đắng, thổ đương quy, đinh lăng tàu, quầng quầng, cuồng ít gai

Tên khoa học: Aralia chinensis L.

Tên đồng nghĩa: Aralia spinosa Miq.

Họ: Nhân sâm (Araliaceae)

Công dụng: trị thấp khớp, đau lưng, viêm gan, vàng da, cổ trướng, đau dạ dày, đau ruột, viêm thận, phù thũng, đái đường, đau dây thần kinh, trị đòn ngã tổn thương và viêm mủ da.

Mô tả

  • Cây nhỡ, cao 3 – 5m, ít phân cành. Thân có gai và lõi xốp.
  • Lá to, mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần, lá chét mọc đối, hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, nguyên hoặc có ít răng ở đầu lá, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông màu hung đỏ.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chuỳ tán toả rộng, mọc thẳng đứng hoặc rủ xuống, cuống có gai to; hoa nhỏ màu lục nhạt; đài có 5 răng nhọn; trang 5 cánh mỏng; nhị 5; bầu hạ, có 5 ô.
  • Quả hình cầu, đường kính 2 – 3 mm, khi chín màu đen hay nâu.
  • Mùa hoa quả: tháng 10 – 2.

Phân bố, sinh thái

Chi Aralia L., có đến 15 loài ở Việt Nam (Hà Thị Dung, 1985). Loài thông mộc có nguồn gốc ở vùng Đông Á (thuộc Trung Quốc). Ở Việt Nam, mộc thông phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở độ cao từ 500 đến 1.600m. Còn ở phía Nam, thông mộc chỉ thấy ở vùng núi cao trên 1.500m thuộc tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng.

Thông mộc thuộc loại cây bụi hay gỗ nhỏ, ít phân cành. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên, thường thấy mọc rải rác ở ven rừng kín thường xanh ẩm, bán các hành lang ven suối ở cửa rừng.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ thân

Thành phần hoá học

  • Hạt chứa 20% dầu béo (Võ Văn Chi, 1997).
  • Zhang Dengke et al., 1991 đã phân lập được một saponin [CA 120: 38125 d]
  • Vỏ rễ, vỏ cành chứa arabin, acid oleanolic, acid protecatechic, tinh dầu [Trung được từ hải III, 1997].

Tính vị, công năng

Thông mộc có vị ngọt và hơi đắng, tính bình, có tác dụng khư phong, lợi tiểu, hoạt huyết, tán ứ, kiện vị, tiêu viêm, giảm đau.

Công dụng

Rễ thông mộc được dùng trị thấp khớp, đau lưng, viêm gan, vàng da, cổ trướng, đau dạ dày, đau ruột, viêm thận, phù thũng, đái đường, bạch đới; viêm hạch bạch huyết, đau dây thần kinh. Liều dùng: 15 – 30g rễ, dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai phải thận trọng khi dùng.

Dùng ngoài, rễ cây tươi giã đắp trị đòn ngã tổn thương và viêm mủ da. Lá tươi giã đắp trị rắn cắn.

Bài thuốc có thông mộc

  1. Chữa viêm gai cột sống: Vỏ rễ thông mộc tươi 30 – 60g, nấu với thịt lợn nạc ăn. Và nấu rễ lấy nước tắm rửa.
  2. Chữa vàng da, cổ trướng: Rễ thông mộc 60g, thịt lợn nạc 120g nấu chín với nước ăn trong ngày.
  3. Chữa đau vùng thượng vị, đái tháo đường, ung thư dạ dày: Vỏ rễ thông mộc 10 – 15g, sắc uống ngày một thang.
  4. Chữa ung thư dạ dày: Vỏ rễ thông mộc, long đờm thảo, mỗi vị 15g, mẫu đơn bì 10g; đại hoàng, mộc hương, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>