10 November 2022

0 bình luận

Tổ điểu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tổ điểu

Tên gọi khác: Tổ chim, tổ phượng, tổ quạ, thiết giác

Tên khoa học: Asplenium nidus L.

Tên đồng nghĩa: Neottopteris nidus (L.) J. Sm.

Họ: Tổ điểu (Aspleniaceae)

Công dụng: chữa nhức đầu, chữa bệnh ở da đầu, bệnh về tóc, rụng tóc, chữa bong gân, sai khớp.

Mô tả

  • Dương xỉ sống bám trên các cây to. Thân rễ ngắn có nhiều rễ phát triển thành chùm đan lại thành búi lớn phẳng nom như tổ chim, có tác dụng giữ mùn.
  • Lá mọc thẳng từ thân rễ xếp hình hoa thị, có cuống rất ngắn phủ nhiều váy dài ở gốc, phiến lá to, dày, hình ngọn giáo dài 30 – 70 cm, rộng 5 – 10 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, gần giữa lồi rõ, gân bên sát nhau, liên kết lại ở gần mép lá.
  • Ở túi bào tử mỏng, xếp chéo góc với gân chính và song song với gân phụ ở mặt dưới lá. Bào tử hình trái xoan, màu vàng sáng.
  • Mùa sinh sản: tháng 3 – 5.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, tổ điểu phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam và phía nam Trung Quốc.

Tổ điểu thường phụ sinh trên thân cây gỗ, ít khi thấy trên đá, ở rừng kín thường xanh ẩm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Tính vị, công năng

Theo Trung Quốc dược dụng bào tử thực vật”, tổ điểu có vị đắng, tính ôn, có tác dụng cường gân tráng cốt, hoạt huyết khư ý, lợi thuỷ thông lâm [Trung được từ hải, tập III, 1997, t.656).

Công dụng

Nhân dân dùng lá tổ điều sắc uống để chữa nhức đầu, hoặc sắc lấy nước gội đầu để chữa bệnh ở da đầu, bệnh về tóc, rụng tóc.

Cũng dùng để chữa bong gân, sai khớp. Theo “Tân hoa bản thân cương yếu”, nhân dân Trung Quốc dùng tổ điểu khi bị đòn ngã tổn hương, gãy xương, nhức đầu, liệt dương, bệnh lậu. Dùng trong, ngày 15g toàn cây, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài với liều thích hợp.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More