10 November 2022

0 bình luận

Tóc rối

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tóc rối

Tên tiếng Việt: Tóc rối, Huyết dư, Đầu phát, Nhân phát, Loạn phát

Tên khoa học: Homo sapiens L.

Họ: Hominidae

Công dụng: Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, dùng làm thuốc trấn kinh trẻ con, chữa các chứng lỵ, sang lở, đậu mùa.

 

Hình ảnh tóc rối

Người xưa cho rằng Tóc là do huyết thừa sinh ra, cho nên gọi tóc là huyết dư (dư là thừa). Tóc nói ở đây là tóc người – Homo sapiens L. thuộc họ Người Hominidae. Tóc nam hay nữ đều dùng được. Tóc có thể lấy quanh năm ở các hàng thợ cạo, lấy về dùng nước có xà phòng hay nước có pha chất kiềm (xút-NaOH hay cacbonat kiềm) rửa sạch, phơi khô.

Cách chế huyết dư thán

  • Cho tóc vào đầy một nồi gang hay nồi đất. Lèn cho chặt. Đậy vung lại; trát đất dẻo cho kín rồi đem nung. Khi nung cần dùng lửa từ từ; thời gian, nhiệt độ cần cho thật đúng; nếu lửa mạnh quá, thời gian dài thì cháy hết, nếu thời gian ngắn, lửa nhỏ quá thì cháy không hết. Khi đã đốt vừa đủ thì để nguội, lấy ra.
  • Than tóc rối đen bóng xốp, nhẹ dễ vỡ vụn, vị đắng, có mùi đặc biệt của tóc đốt.

Thành phần hóa học

  • Trong tóc có thành phần chủ yếu là chất xyatin là một axit amin có công thức: COOH- CH(NH2)-CH2-S-S-CH2-CH(NH2)-C00H hay disunfua diamino-diaxit; xystin là một monopeptit thường thấy ở móng chân, len, lông, tóc, sừng v.v…
  • Chúng ta biết xystin và xystein có nhiều liên quan với nhau vì công thức của xystein là CH2SH- CH(NH2)-COOH.
  • Ngoài xystin, trong tóc còn có chất béo. Trong huyết dư thán chủ yếu có cacbon.

Công dụng và liều dùng

  • Tóc rối là một vị thuốc thường dùng trong đông y. Nó được ghi trong bộ “Nam dược thần hiệu’’ của Tuệ Tĩnh (Việt Nam thế kỷ thứ 14), trong “Danh y biệt lục” và “Bản thảo Theo đông y, tóc rối có vị đắng, tính hơi ấm, không độc, vào 3 kinh tâm, can và thận. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, dùng làm thuốc trấn kinh trẻ con, chữa các chứng lỵ, sang lở, đậu mùa. Khi dùng phải đốt, không dùng sống. Hoặc nếu dùng sống, thường chỉ dùng nấu cao dán mụn nhọt.
  • Nhân dân dùng huyết dư thán để chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiện ra máu, đại tiểu tiện khó khăn. Khi nấu cao dán nhọt thì có tác dụng cầm máu, lên da (chỉ huyết sinh cơ). Trong sách cổ nói: Những người ứ nhiệt thì không nên dùng. Ngày dùng 4 đến 8g, có thể dùng tới 12g.

Đơn thuốc có tóc rối

Vạn ứng cao để dán chữa mụn nhọt chưa vỡ mũ: Sinh địa hoàng, mao truật, chỉ xác, ngũ gia bì, nga truật, đào nhân, sơn nại, đương quy, xuyên ô, trần bì, ô dược, tam lăng, xuyên quân, hà thủ ô, thảo ô, sài hổ, phòng phong, lưu ký nô, nha tạo, xuyên khung, quan quế, khương hoạt, uy linh tiên, xích thược dược, thiên nam tính, hương phụ, kinh giới, bạch chỉ, cao bản, xuyên đoạn, cao lương khương, độc hoạt, ma hoàng, (bỏ mắt), cam tùng, liên kiều, mỗi vị 12g. Dùng 2,5kg dầu vừng, bỏ thuốc vào nấu cho khô, lọc bỏ bã. Bỏ 100g tóc rối vào cho tan ra. Nhào thành cao rồi thêm nhục quế, xạ hương (mỗi vị 4g), phụ tử phiến, mộc hương mỗi vị 8g, băng phiến, long não, hồi hương, nhũ hương, mộc dược, a ngùy, tế tân mỗi vị 12g, khuấy đều. Dùng để dán lên mụn nhọt chưa vỡ mủ.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More