10 November 2022

0 bình luận

Tỏi độc

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tỏi độc

Tên tiếng Việt: Tỏi độc

Tên khoa học: Colchium autumnale L.

Họ: Colchicaceae

Công dụng: Để chữa bệnh thống phong, đối với những cơn đau thường kết quả làm cho đỡ đau, đỡ sốt.

 

 

Hình ảnh Cây tỏi độc

Mô tả cây

  • Tỏi độc là một loài cỏ sống lâu năm, do một dò to mẫm dài 34cm, đường kính 2-3cm mọc sâu dưới đất, quanh có phủ các vẩy nâu, tức là gốc những lá cũ khô đi. Từ dò mọc lên cán hoa với 3-4 hoa, hoa xuất hiện vào mùa thu (9-10) hoa có hình ống dài, cao vượt trên mặt đất chừng 10-15cm, phần ống phía trên loe thành hình chuông với 6 cánh bầu dục, màu tím hồng nhạt đẹp với 6 nhị, 3 nhị phía trong ngắn hơn, với bao phấn lớn màu vàng cam, nhuỵ gồm 3 lá noãn hợp thành một bầu 3 ngăn với lối đính phôi trung trụ, 3 vòi rất dài nhưng dấu kín trong hành.
  • Lối thụ tinh rất đặc biệt vì phấn hoa được truyền đi do sâu bọ hay gió rơi trên nuốm sẽ phóng ra một ống dài để đi tới tận tiểu noãn. Tuy nhiên sự phối hợp các giao tử tiến hành chậm, sau khi thụ phấn nhiều tháng, chỉ vào mùa xuân tới, lúc vành lá xuất hiện, phát triển kéo theo bầu lên khỏi mặt đất, cuối cùng cho quả nang chín vào tháng 6, lá héo và hạt rụng sớm trước mùa thu hái rơm rạ do đó tránh súc vật ăn phải và khỏi bị ngộ độc. quả là một nang to 3 ngăn, phía trên của lá noãn ra xa, trong chứa nhiều hạt, mỗi ngăn có tới 60-80 hạt khá to, màu nâu nhạt xù xì có noãn tích dày rõ, cắt ngang trông rõ phôi nhỏ nằm giữa phôi nhũ.
  • Lá cây tỏi độc to, dài đầu lá hẹp nhọn khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới đất xuất hiện, sát cạnh dò đã cho hoa và quả mọc một dò mới cho cây năm tới.

Phân bố, thu hái và chế biến

Tỏi độc là một loại cỏ mọc hoang ở những bãi cỏ những vùng ôn đới lạnh châu Âu: Rmani, Hungari, vùng Cpacado (Liên xô cũ). Có nơi trồng lấy hoa làm cảnh. Trồng bằng dò hoặc bằng hạt, có nơi trồng cây không cho hạt. tại Rumani (Cluj) và Hungari (Kolosvar) người ta trồng trên quy mô lớn kỹ nghệ, hằng năm thu tới 7-8 tấn hạt (theo Em, Terrot) năm 1958, chúng tôi thí nghiệm di thực vào nước ta nhưng chưa thành công (Đỗ Tất Lợi)

Muốn thu hoạch dò cần đào sau khi lá đã hoàn toàn héo và trước khi ra hoa, thường ở châu Âu tháng thu hoạch tốt nhất là tháng 8, muốn có hiệu suất hoạt chất cao cần chú ý nơi cây mọc trước khi héo lá vì khi đó hầu như không còn dấu vết gì của cây rất khó tìm. Để tìm dễ thường người ta đào củ hơi sớm hơn một chút vào tháng 7. Nếu chờ tới cuối thu hay đầu xuân thì tỷ lệ hoạt chất kém hơn nữa. Sau khi đào dò về, người ta hái bỏ thân, mang hoa cắt bỏ rễ và 2 lớp vỏ ngoài nâu nhạt, mỏng và khô, sau đó để nguyên mà phơi ha cắt thành từng khoanh ngang rồi mới phơi. Tuy nhiên người ta thấy dùng dò tươi có tác dụng mạnh hơn. Dò tỏi độc có hình một hạt rẻ tây nhỏ, dài 3-4cm, rộng 2-3 cm, phía đáy hơi cụt, phía bụng có một rãnh sâu rộng là vị trí của thân cây cắt bỏ đi, phía dưới của rãnh là một sẹo của thân đính vào trước, phía dưới nữa lại có một sẹo nữa là nơi do cũ dính vào, phía trên ở mặt lưng lại có một sẹo thứ 3 là vết của thâm năm trước để lại. khi dò còn tươi, ta thấy dò mẫm chắc, khi ép sẽ có một dịch chảy ra, vị đắng, màu đục như sữa vì chứa rất nhiều tinh bột.

Dò cắt ngang có hình mặt trăng khuyết, màu trắng, có một đường nâu nhạt ở phía ngoài, rồi đến lớp vỏ trắng, phía trong màu hơi sẫm hơn có những bó libe-gỗ màu cám vàng nhạt, những mảnh dò khô hầu như không có mùi gì đặc biệt, vị cũng không đắng nữa mà hơi nhạt và nhầy

Trên vi phẫu ta thấy tế bào chứa nhiều tinh bột, những bó libe-gỗ hình bầu dục không có cương thể. Hạt tinh bột rất đặc biệt hoặc đứng riêng hay tụ từng đám 2-3 hạt, tễ hình sao rất đặc biệt

Hạt có thành phần ổn định hơn, bảo quản dễ hơn, do đó nhiều nước chỉ công nhận hạt dùng làm thuốc, tuy nhiên người ta vẫn dùng dò để chiết conchixin. Quy ước quốc tế ở Bruxelles chỉ công nhận hạt làm thuốc, hạt hái vào lúc quả chín, loại bỏ tạp chất rồi phơi khô. Hạt hình cầu đường kính 2mm, trên mặt nhăn nheo, nếu chưa cũ quá thì khi bóp nhau thường dính với nhau do có glucoza tiết ra, trên phía đầu có áo hạt nhỏ bao quanh tễ: không mùi, vị hắc và đắng, cắt ngang thấy một đường đen nhạt bao quanh phôi nhũ xám nhạt cứng như sừng, phôi rất nhỏ

Thành phần hoá học

Trong dò tỏi độc có tinh bột, đường, gôm, tannin, nhựa và chất ancaloit gọi là conchixin. Tỷ lệ conchixin trong dò thay đỏi tuỳ theo mùa, từ 0,1-0,35%

Trong hạt có vết axit galic, tannin, dầu, đường và 0,5-3% conchixin

Conchixin là một ancaloit được Pelletier và Caventou phát hiện đầu tiên vào năm 1820 nhưng các tác giả này lại nhầm là veratrin. Đến năm 1833, Geiger và hesse cũng lấy ra được nhưng ở trạng thái chưa tinh khiết. Mãi tới năm 1884, Hubler mới chiết được dưới dạng tinh khiết và được Houder nghiên cứu kỹ: conchixin hầu như ít tan trong nước, tan nhiều trong cồn và benzene, clrofoc, không tan trong ete dầu hoả. Dưới tác dụng của axit loãng hay kiềm loãng, conchixin tách ra thành cồn metylic và conchixin vốn không có trong cây, vậy conchixin có thể coi như là metylconchixein. Conchixin kết tinh trong clrofooc với 2 phân tử clorofooc, với dạng hình kim màu vàng nhạt, nghiền trong tối cho huỳnh quang xanh. Ra không khí những tinh thể này mất dần clorofooc; trong nước nóng lại càng chóng mất clorofooc hơn và conchixin chính thức dưới dạng vô định hình màu vàng nhạt, vị đắng lâu hơn nhầy, tả tuyền.

Năm 1950, người ta thấy trong tỏi độc một ancaloit mới đặt tên là conchamin có tác dụng dược lý giống như conchixin nhưng ít độc hơn ( 7 -8 lần kém độc hơn).

Năm 1952, Bellet còn tìm thấy trong hạt tỏi độc Colchium speciosum Stev một glucoancaloit gọi là conchicozit glucozit của hai demetylconchixin, 100 lần ít độc hơn

Cũng vào thời kỳ gần đây người ta thấy rằng tên conchixerin thực tế là hỗn hợp conchixin và conchamin. Cấu tạo của conchixin và conchamin được xác định theo công thức khai triển sau:

  • Conchamin có thể coi như là chất desaxetylconchixin trong đó nhóm axetyl được thay bằng nhóm metyl
  • Muốn xác định conchixin, ta có thể sắc hạt hay dò với nước, cô đặc sau khi lọc, rồi thêm vào cao còn lại axit sunfuric sẽ thấy xuất hiện màu vàng, màu này chuyển sang màu đỏ tím khi thêm axit nitric đặc
  • Trong hạt, conchixin nằm ở những tế bào vỏ do đó khi dùng không cần thiết tán hạt; trong dò, conchixin tập trung ở những tế bào biểu bì và những tế bào quanh bó libe-gỗ (theo Errera, Fourment và Roques, 1927)

Tác dụng dược lý

  • Từ hơn 200 năm trước đây, cây tỏi độc được nhân dân Đức dùng chữa bệnh gút (thống phong) và làm thuốc thông tiểu. nhưng cơ chế tác dụng chưa rõ lắm
  • Hiện nay người ta thấy conchixin gây hạ nhiệt, tăng huyết áp, tăng nhu động một cách thái quá. Trên điểm nối thần kinh cơ (junction neuro-musculaire), conchixin gây nghẽn biểu hiện bằng tê liệt và nếu kéo dài biểu hiện teo cơ xương
  • Conchixin còn tác dụng trên tế bào đang phân chia: đối với hiện tượng này, conchixin có khả năng cản trở hiện tượng gián phân (mitose) trong giai đoạn biến kỳ (metaphase). Tác dụng này đang được dùng trong việc cải tạo giống cây trong nông nghiệp
  • Chỉ có tác dụng hạ nhiệt, chống dị ứng (anti-allergique) và chống bệnh gút được dùng trong điều trị
  • Gần đây người ta còn nêu giả thuyết là tác dụng của conchixin kích thích vỏ thượng thận và do sự tiết những hocmon như cortisone
  • Dùng tọi độc có thể có những hiện tượng ngộ độc như nôn mửa, đi lỏng, đau bụng: liều chết trung bình là 0,03mg đối với kg thể trọng, 1 centigam đã gây cho người những hiện tượng ngộ độc, sự bài tiết chất độc của conchixin chậm do đó những người viêm thận hay thiểu năng thận không nên dùng

Công dụng và liều dùng

  • Tỏi độc dùng dưới dạng cồn hạt 1/10 với liều 1,5g một lần, 3g trong 24 giờ, cao cồn nước với liều 0,05g một lần, 0,20g trong 24 giờ hoặc dùng conchixin với liều 2mg một lần, 4mg trong 24 giờ để chữa bệnh thống phong, đối với những cơn đau thường kết quả làm cho đỡ đau, đỡ sốt
  • Không nên dùng lâu sợ bị ngộ độc. khi thấy có hiện tượng ỉa lỏng thì ngừng thuốc ngay. Thường chỉ dùng trong 4-5 ngày lại nghỉ
  • Thuốc độc, phải bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A
  • Ngoài công dụng làm thuốc, conchixin còn dùng làm thuốc kích thích để tạo những giống cây nhiều quả, hoặc những giống mới
  • Hiện nay người ta chú ý trồng cây tỏi độc với mục đích chế conchixin dùng trong nông nghiệp nhiều hơn là dùng làm thuốc. tuy nhiên một số nước vẫn dùng tỏi độc và các chế phẩm của tỏi độc làm thuốc.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More