10 November 2022

0 bình luận

Trân châu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Trân châu

Tên tiếng Việt: Trân châu, Ngọc trai, Bạng châu

Tên khoa học: Avicula martensii Dunker

Họ: Pteriidae

Công dụng: thuốc trấn tĩnh, chữa sung huyết ở trên đầu và mặt, buốt đầu không ngủ, viêm niêm mạc miệng. Dùng ngoài điểm vào mắt để tan màng mộng.

Hình ảnh Trân châu

Mô tả con trai

  • Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng, vỏ có thể mở ra, khép lại tuỳ theo con trai, thường khi nguy hiểm chỉ đóng lại khi kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vật nào, hay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay trân châu.
  • Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc, vừa có thể làm đồ trang sức rất quý.
  • Ngoài ra, còn một loại trân châu mẩu (ngọc dìêp) Concha Pterìae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong vỏ cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châu nhưng không quý bằng.
  • Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trân châu quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là hạng bốt kém hơn.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Việt Nam ta có loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh (vùng Hải Ninh). Ta đã bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.
  • Vùng biển Trung Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam, Quảng Tây, Triết Giang, Thượng Hải) lấy trân châu như đã mô tả ở trên. Hiện nay việc mò trân châu còn dựa vào may rủi. Cho nên cần đạt vấn đề nuôi trai lấy ngọc.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Trong trân châu có canxi cacbonat (chừng 90-92%), chất hữu cơ (6%).

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

  • Còn dùng ở phạm vi nhân dân làm thuốc trấn tĩnh, chữa sung huyết ở trên đầu và mặt, buốt đầu không ngủ, viêm niêm mạc miệng. Dùng ngoài điểm vào mắt để tan màng mộng. Vì vị thuốc rắn cứng, khi dùng phải mài cho nhỏ mịn. Ngày dùng 0,30g đến 0,60g.
  • Theo tài liệu cổ, trân châu vị ngọt mặn, tính hàn, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng thanh nhiệt, ích âm, trấn tâm, an thần, trừ đờm định quý, sáng mắt, giải độc. Dùng chữa phiền nhiệt, tiêu khát, giật mình, họng đau, mắt đỏ, có màng mộng. Không thực hoả, tà nhiệt không được dùng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More