10 November 2022

0 bình luận

Trạng nguyên

10 November 2022

Tác giả: thuc


Trạng nguyên

Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima Willd. ex Klotzsch

Tên đồng nghĩa: Poinsettia pulcherrima (Willd. ex Klotzsch) Grah.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: chữa đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết và gãy xương, trị rắn rết cắn, các vết đứt và cả các vết thương khác.

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 2 – 3m hay hơn, có nhựa mủ trắng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – mũi mác, dài 9 – 12 cm, rộng 6 – 9 cm, gốc hơi thuôn, đầu nhọn, mép chia 2 – 3 thuỳ nở không đều, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn; cuống lá dài 3 cm; lá kèm không rõ.
  • Cụm hoa dạng ngủ ở ngọn, xung quanh có những lá hình mũi mác nguyên, nhọn ở hai đầu dài 4 – 15 cm, rộng 1,5 – 6 cm, màu đỏ tươi; tổng bao có cuống ngắn, hình chuông, một số chứa hoa đực, số khác chứa cả hai loại hoa, nhẫn ở mặt ngoài, 10 thuỳ hình bầu dục, 1 tuyến hình phễu có 2 mỗi hoặc không có tuyến, nhị nhiều, chỉ nhị phân nhánh, bầu có lông, nhụy có cuống dài.
  • Quả ít gặp.

Phân bố, sinh thái

Euphorbia L. là một chi lớn, riêng ở Việt Nam. đã biết có 26 loài (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2003). Loài trạng nguyên trên đây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, sau được du nhập trong khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trạng nguyên là loại cây bụi đặc biệt ưa sáng, chịu được hạn và chịu được thời tiết khô nóng.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Lá chứa các chất 9, 19 – cycloart – 23 – en – 38. Cây càng được chiếu sáng đầy đủ, càng ra hoa và số lá bắc có màu đỏ (tưởng là hoa) cũng diol: cả 2 chất này đều có độc tính với tế bào [CA 125, 1996: 308793 m].

Tính vị, công năng

Trạng nguyên có vị đắng, chát, tính mát, có ít tác dụng độc. Có tác dụng điều kinh, cầm máu, làm liền xương, tiêu thũng.

Công dụng

Ở Vân Nam (Trung Quốc) trạng nguyên dùng chữa kinh nguyệt quá nhiều, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết và gãy xương.

Dân gian thường dùng cành non và lá giã nát làm thuốc đắp trị rắn rết cắn, các vết đứt và cả các vết thương khác. Cũng dùng uống chữa viêm ruột mạn tính (Võ Văn Chi, 1997).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More