10 November 2022

0 bình luận

Tục đoạn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tục đoạn

Tên tiếng Việt: Tục đoạn, Sơn cân thái, Oa thái, Đầu vù (Hmông), Rễ thái, Sâm nam

Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq.

Họ: Dipsacaceae (Tục đoạn)

Công dụng: Củ khô sắc uống có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, chữa nhức gân xương, mụn nhọt, bong gân, sai khớp, phụ nữ hay bị sẩy thai, bạch đới, di tinh.

 

 

Mô tả cây

  • Cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống.
  • Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thuỳ, gân lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên.
  • Cụm hoa hình trứng hay hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm.
  • Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm .

Phân bố, thu hái, chế biến.

  • Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh như: Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và những vùng núi cao mát mẻ hay trên nương rẫy có bóng cây râm mát.
  • Thu hái vào mùa thu đông (tháng 11, 12). Đào lấy rễ già rửa sạch đất cát cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô.
  • Tục đoạn chế rượu: dùng 1 lít rượu cho 10kg tục đoạn đã rửa và thái lát. Phun đều rượu vào tục đoạn ủ trong 30 phút đến 1 giờ. Cho tục đoạn vào chảo duy trì nhiệt độ vừa phải sao đến khi có màu hơi đen.
  • Diêm tục đoạn: 0,2kg muối/10kg tục đoạn. Hòa muối vào 0,5 lít nước sau đó phun vào thục đoạn, ủ 30 phút đến 1 giờ. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khô.

Thành phần hoá học

Bao gồm: tinh dầu, tannin, saponin.

Công dụng và liều dùng

  • Tục đoạn thường dược dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu.
  • Liều đùng: Ngày uống 9-18g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Công năng, chủ trị: bổ can, thận, nối gân xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau, an thai, dùng chữa đau lưng, động thai, di tinh, gân cốt đứt đau.

Bài thuốc có tục đoạn dùng trong nhân dân

  1. Chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, đỗ trọng (tẩm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm.
    Chữa phụ nữ có thai 2-3 tháng mà động thai.
  2. Bài tử mẫu bí lục cứu người, đẻ xong lúc nóng lúc rét phiền muộn: Tục đoạn 40g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

  1. Ngoài vị tục đoạn Dipsacus japonicus kể trên, trong đông y còn dùng rễ cây Dipsacus asper Wall, cùng họ với tên xuyên tục đoạn, vì chủ yếu mọc ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) còn mọc ở Vân Nam, Tây Tạng.
    Theo A. Petelot, cây tục đoạn của ta là Dipsacus asper nhưng so sánh cây tục đoạn khai thác ở ta với hình vẽ và mô tả các loài Dipsacus chúng tôi thấy tục đoạn của ta giống Dipsacus japonicus hơn.
  2. A. Petelot còn giới thiệu một vị nữa mang tên tục đoạn là rễ cây khổ chu thái Sonchus oleraceus L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More