10 November 2022

0 bình luận

Tước sàng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tước sàng

Tên khoa học: Justicia procumbens L.

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Công dụng: chữa cảm sốt, sưng họng, mụn nhọt, sưng lở, nhọt vú, đau lưng hoặc bị thương ứ máu, đau nhức.

Mô tả

  • Cây thân thảo, mọc đứng, cao 10 – 50 cm, sum sê và tỏa rộng. Cành mảnh có 4 cạnh, thường có lông ở 2 cạnh đối nhau.
  • Lá mọc đối, hình trứng thuôn mình mác, dài 2 – 5 cm, rộng 1 – 2,5 cm, gốc đầu nhọn, hai mặt nhẵn hoặc có ít lông; lá dài 1 – 3 cm.
  • Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn; lá bắc hình mặc hình mác, có lông; hoa xếp thành 4 hàng, màu hồng; đài có 4 răng rời gần bằng nhau, dài 4 mm, có lông ở nửa trên: trắng có ống dài 8 mm, hình trụ chia 2 mối, môi trên gần hình tam giác, khuyết ở đầu, mối dưới xẻ 3 thùy, thùy giữa to và ngắn hơn hai thùy bên, nhị 2, định ở họng tràng, chỉ nhị nhăn, bầu có lông ở đỉnh.
  • Quả nang, ngắn và nhẵn.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6, mua qua: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, tước sàng phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Hoà Bình

Tước sàng thuộc loại cây thảo sống nhiều năm, ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay ven lối đi trong rừng kính thường xanh ẩm núi đá vôi.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Có glucosid justicidin C, D, E [Võ Văn Chi, 1997, Trung được từ hải Ill, 1997].

Tác dụng dược lý

Các hợp chất justicidin A, diphyllin và tuberculatin phân lập từ cao methanol của toàn cây tước sàng có tác dụng độc hại tế bào mạnh đối với một số loại tế bào ung thư in vitro. Justicidin A và tuberculatin cũng làm tăng mạnh sự sinh yếu tổ hoại tử u alpha (TNF – c) từ các tế bào giống như đại thực bào RAW 264.7 của chuột nhắt trắng, được kích thích bởi lipopolysaccharid.

Các hợp chất trong tước sang neojusticin A và B, taiwanin E methyl ether và taiwanin E ức chế có ý nghĩa sự kết tập tiểu cầu. Cao methanol của cây có tác dụng ức chế có ý nghĩa in vivo đối với bệnh bạch cầu lympho P – 388 ở chuột nhắt trắng, cũng như tác dụng độc hại tế bào in vitro trong thử nghiệm nuôi cấy tế bào ung thư biểu mô mũi – họng người 9 – KB. Justicidin A và diphyllin được chứng minh là các hoạt chất.

Tính vị, công năng

Tước sàng có vị mặn, cay, hơi đắng, có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu trệ, tán ứ.

Công dụng

Tước sàng được dùng chữa cảm sốt, sưng họng, mụn nhọt, sưng lở, nhọt vú, đau lưng hoặc bị thương ứ máu, đau nhức. Ngày dùng 20g thuốc khô hoặc 40g thuốc tươi sắc uống. Dùng ngoài, lá tươi giã đắp, hay nấu nước rửa.

  • Ở Trung Quốc, toàn cây tước sàng được dùng trị sốt, đau do viêm họng – thanh quản và trị ung thư.
  • Ở Ấn Độ, cây được coi là có tác dụng phục hồi chức năng, long đờm, nhuận tràng, lợi tiểu. Nước hãm hoặc sắc được dùng trị hen, ho, thấp khớp, đau lưng, đầy hơi.
  • Ở Philippin, lá được dùng ngoài làm thuốc săn để chữa một số chứng ban da.

Bài thuốc có tước sàng

  • Chữa cảm sốt, viêm họng: Tước sàng, cửu lý minh, cây tổ kén, mỗi vị 25g sắc uống ngày một thang.
  • Chữa trẻ em cam tích, mụn nhọt sưng lở, hay phụ nữ có nhọt ở vú: Tước sàng, kim ngân rừng, cải rừng tía, mỗi vị 16 – 30g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa đau lưng hoặc bị thương tí máu đau nhức: Tước sàng, cẩu tích, huyết giác, ngưu tất, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More