10 November 2022

0 bình luận

Ván đậu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ván đậu

Tên tiếng Việt: Ba chẽ, Đậu bạc đầu, Niễng đực, Ván đất, Đa rờtip (K.ho), May thặp moong (Tày), Biền ong (Dao), Chù tay mãy (Hmông)

Tên khoa học: Desmodium triangulare (Retz.) Schindl.

Tên đồng nghĩa: Hedysarum triangulare Retz.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Lỵ (Lá sắc uống). Rắn cắn (Lá nhai nuốt nước, bã đắp). Gãy xương, bong gân (Lá giã bó). Phù (Lá sắc uống).

Hình ảnh: cây Ván đậu

Mô tả cây

Cây Ván đậu hay còn gọi là cây Ba chẽ

  • Cây nhỏ sống lâu năm, thân nhỏ, có nhiều cành. Thường cao 0,5-0,6m nhưng cũng có thể cao tới 1,5m.
  • Lá gồm 3 lá chét hình bầu dục với lá kèm nhỏ. Đường gân mặt trên lõm. Mặt dưới lồi, mặt dưới lá phủ một lớp lông tơ trắng trông hơi lấp lánh đặc biệt các lá non ở ngọn có phủ lớp lông tơ nhiều hơn.
  • Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá.
  • Quả dáp, hạt hình thận. mùa hoa quả: hè và thu

Phân bố, thu hái và chế biến

Ba chẽ là một cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là đồi núi ít cây vùng trung du. Nhân dân địa phương cắt cây về làm phân xanh hoặc làm củi đun. Có thể trồng bằng hạt hay bằng dâm cành. Ở đồng bằng hay vùng trung du cây đều mọc tốt.

Bộ phận dùng là lá, hái lá về phơi hay sấy khô. Có thể sao cho hơi vàng và cho thơm dùng.

Thành phần hoá học

Lá Ba chẽ chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alcaloid.

Tác dụng dược lý

Nhân dân nhiều vùng trung du đã biết sử dụng lá cây này chữa kiết lỵ.

  • Cách dùng như sau: hái lá về phơi khô hay sao vàng.
  • Mỗi ngày dùng từ 30-50g thêm nước vào, đun sôi kỹ (15 – 30 phút).
  • Chia hai ba lần uống trong ngày.
  • Uống liên tục từ 3-5 ngày tuỳ theo bệnh nặng nhẹ.

Còn dùng chữa rắn cắn: lá ba chẽ tươi giã nát hay nhai nát, nuốt nước, bã còn lại đắp lên nơi rắn cắn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More