10 November 2022

0 bình luận

Xà sàng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Xà sàng

Tên tiếng Việt: Giần sàng

Tên khoa học: Cnidium monieri (L.) Cuss.

Tên đồng nghĩa: Selinum monieri L.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Cường dương, ích thận khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.

 

 

Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi là xà sàng: xà=rắn, sàng =giường. Người ta dùng xà sàng tử (Frustus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.

Mô tả cây

  • Cây xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4-1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiều rộng của thùy 1-1,5mm. cuống lá dài 4-8cm. Có bẹ lá ngắn,  hoa mọc thành tán kép.
  • Tổng bao có ít lá bắc hẹp. cuống hoa dài 7-12cm, dài hơn lá. Qủa dài 2-5mm, có dìa mỏng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6-8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả, loại bỏ tạp chất. Phơi lần nữa cho thật khô.

Thành phần hoá học

  • Tinh dầu: với tỷ lệ 1,3% có mùi hắc đặc biệt. thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất L pinen, camphen và bocnylisovalerianat.
  • Chất ostola tinh thể không màu có công thức C15H16O3, độ chảy 82o5-83o5.
  • Chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% axit béo không no, 4,56% axit béo no và 0,38% chất không xà phòng hoá được, 3,27% glyxerin.

Công dụng và liều dùng

  • Tính vị theo đông y: vị cay đắng, tính bình, hơi có độc, vào 2 kinh thận và tam tiêu.
  • Tác dụng cường dương, ích thận khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.
  • Liều dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có xà sàng tử

  • Chữa tai ướt, ngứa: xà sàng tử, hoàng liên (hoặc hoàng đằng) mỗi vị 4g, khinh phấn (calomel) 1g: tán nhỏ trộn đều, thổi vào tai.
  • Bạch đới khí hư: xà sàng tử, phèn chua, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng quả táo, bọc lụa hay gạc cho vào âm hộ. Thấy nóng bỏ ra, có thể sắc để thụt rửa
  • Lòi dom: xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán nhỏ trộn đều. ngày uống 9g, chia làm 3 lần uống (mỗi lần 3g). Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.
  • Chữa mề đay: Quả xà sàng phối hợp với lá bạc hà, lá hy thiêm và 1 ít muối giã nát, lấy nước bôi hàng ngày.
  • Chữa eczema cấp tính: Xá sàng tử 30g, khổ sâm 30g, uy linh tiên 9g, thương truật 9g, hoàng bá 9g, minh phàn 9g. Sắc nước xông và rửa.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More