10 November 2022

0 bình luận

Xương rồng ông

10 November 2022

Tác giả: thuc


Xương rồng ông

Tên tiếng Việt: Xương rồng ông, Xương rồng ba cạnh

Tên khoa học: Euphorbia antiquorum L.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Đau răng, sâu răng, mụn nhọt, viêm dạ dày ruột cấp, sốt rét, viêm mủ da, bệnh Ecpet (Thân).

 

Mô tả

  • Cây nhỏ, mọng nước, có thể cao đến 5m, phân cành nhiều. Cành dày có 3 cạnh lồi và dẹt, màu lục sẫm, mép có u nhọn không đều. Lá nhỏ, dày (rất hiếm gặp) mọc trên cạnh lồi của cành, hình bầu dục, dài 2 – 5 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu tròn, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, rụng rất sớm; cuống lá rất ngắn; lá kèm chẻ đôi, biến đổi thành gai.
  • Cụm hoa mọc ở chỗ lõm của mép cành, hình chén, màu vàng; lá bắc hình vảy, nhị nhiều, mỗi nhị là một hoa đực tiêu giảm, chỉ nhị hình thoi, bao phấn hình cầu; nhụy nổi lên ở giữa chính là hoa cái; bầu hình cầu nhẵn, có cuống dài.
  • Quả nhỏ, màu lục, có 3 mảnh. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
  • Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Phân bố, sinh thái

Xương rồng ông là loài thực vật cổ nhiệt đới. Cây mọc tự nhiên và được trồng khắp các nước thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippin và Nam Trung Quốc, kể cả đảo Hải Nam. Xương rồng ông có nguồn gốc từ vùng hoang mạc, về sau do tác động của con người hoặc động vật, cây đã phát triển đi khắp nơi. Ở Việt Nam, xương rồng ông có nhiều trong quần thể trồng. Cây được trồng làm hàng rào ở nương rẫy, vườn, làm cảnh ở nghĩa địa… Từ đó, cây trở nên hoang dại hóa ở các vùng đồi hay nương rẫy đã bỏ hoang.

Xương rồng ông là cây ưa sáng, chịu được khí hậu khô nóng. Cây mọc trên các vùng cát hoặc trên đất đồi khô cằn, vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Thân và cành mọng nước, lá tiêu giảm rất nhỏ, giúp cây tích trữ được nhiều nước, hạn chế sự thoát hơi nước trong môi trường khô hạn. Xương rồng ông ra hoa quả hàng năm. Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng rất khỏe. Từ đoạn thân hoặc cành được tiếp xúc với đất, sẽ mọc thành cây mới.

Bộ phận dùng

  • Thân, lá, nhựa, và nhị hoa.
  • Thân cành thu hái quanh năm, bóc vỏ và bỏ gai, nướng hoặc rang với gạo cho đến khi có màu nâu.
  • Nhựa trích từ cây tươi.

Thành phần hóa học

Xương rồng ông chứa nhựa mủ, nhựa này có 4,0 – 6,4% cao su (The Wealth of India vol III, 1952, 224).

Nhựa xương rồng còn chứa các diterpenoid loại ingol. Gewali Mohan B; Hattori Masao đã phân lập và xác dịnh các chất thuộc loại này là 3,12 – di – o – acetyl – 8 – o – benzoyl lingol; 3,12 – di – o – acetvl – 8 – o – tigloylingol; 8 – o – tigloylingol. 3,12 – di – o – acetvl – 8 – o – tiglovlingol (CA. 112, 1990, 52164g)

Trong nhựa còn có p amvrin, euphadienol và euphorbol (Cuư. sci. 1967, 36, 204)

Zhida Min; Mizuno, Mizuo đã tách và xác định 1 diterpen tên là antiquorin cùng với 2 triterpen là friedelan 3ị3 ol và p taraxerol (CA. 110, 1989, 228607d).

Gewali Mohan B, Itattori Massao còn tách từ nhựa các triterpenoiđ mới là euphol – 3 – o – cinnamat; antiquol A và antiquol B cùng với các triterpen khác như euphol, 24 – methylenecyclo artanol; cyclo eucalenol.

Ngoài ra còn (Z) 9 – nonacosen: sitosterol và p. acetoxyphenol (CA. 113, 129334 t, 1990) .

Anjaneyulu V, Ravi K đã tách và xác định các triterpen là íriedelane – 3p – 30 diol diacetat; 30 acetoxv íríedelan 3p ol, và 3p. acetoxy íriedelan 30 – ol từ cành xương rồng (CA. 111, 1989, 130755 w) Theo Trung dược từ hải (tập I, trang 1290, 1291) ngoài một số chất kể trên, xương rồng còn có taraxeryl acetat; íriedelan 3p yl acetat; taraxenon, lupenon, p amyrin, lupeol, 4 taraxastan 3p 20 ol, 7 hydroxv ingol 3, 3 – o – angdolylingenol…

Rễ xương rồng cũng chứa tarakerol. Xương rồng còn chứa các acid hữu cơ như citrìc, tartric và ĩumaric.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng chống viêm: Chất friedelan – 3B – ol có tác dụng chống viêm mạnh. Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng caragenin, liều 30 mg/kg chất này tiêm trong màng bụng, có tác dụng ức chế viêm 51,1%.
  • Tác dụng kháng khuẩn và kháng ung thư: Acid fumaric chiết từ xương rồng ông, phối hợp với acid succinic có tác dụng kháng khuẩn. Đồng thời cũng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, khi cấy cho động vật thí nghiệm.
  • Tác dụng tẩy, gây nôn, sát khuẩn: Nhựa xương rồng ông có tác dụng tẩy và nôn rất mạnh, giống như dầu ba đậu. Những người có kinh nghiệm dùng, thường pha loãng nhựa với nước, dầu hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác để làm giảm bớt tác dụng này. Nhựa xương rồng ông còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh, nhưng vì độc, nên chỉ dùng ngoài. Dù dùng ngoài, nhựa xương rồng ông vẫn gây kích ứng rất mạnh niêm mạc. Chỗ da mỏng, nhất là khi có những vết xây xát sẽ gây đỏ, phồng giộp với cảm giác nóng rát, đau đớn. Nhựa gây kích ứng ở mắt rất nặng, nếu bắn vào mắt có thể bị mù.

Tính vị, công năng

Xương rồng ông vị đắng, tính hàn, có độc. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng, lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc, hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ, trục thủy, chống ngứa; nhị hoa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng.

Công dụng

  • Thân và cành cây xương rồng ông chữa đòn ngã, sưng đau, mụn nhọt, viêm mủ da, herpes, đau răng, sâu răng, đau lưng, thống phong.
  • Nhựa cây được dùng để tẩy, chữa xơ gan, cổ trướng, ngứa, nấm ngoài da, mụn cóc trên da, báng, thấp khớp, đau răng.
  • Lá chữa bí đại và tiểu tiện do ứ tích gây ra, đinh sang, nhọt độc.
  • Nói chung, xương rồng ông thường chỉ được dùng ngoài.

Chú ý: Nhựa xương rồng ông có độc, tuyệt đối không được để bắn vào mắt. Không có kinh nghiệm không dùng thuốc có xương rồng ông.

Bài thuốc có xương rồng ông

  • Chữa đau răng, sâu răng: Cành xương rồng 50g, cạo bỏ gai, nướng chín vàng hoặc vùi tro nóng trong 1-2 giờ, giã nát với ít muối, ép lấy nước, ngậm. Nếu nước dãi chảy ra thì nhổ đi, không được nuốt. Ngậm 10 phút, rồi nhổ đi, sau đó xúc miệng sạch, tránh nuốt nước dễ bị tiêu chảy. Ngày ngậm 3-4 lần.
  • Chữa mụn nhọt, viêm da mủ: Thân xương rồng ông, cạo bỏ gai, nướng trên lửa cho chín vàng, đập dập rồi đắp lên chỗ sưng đau. Có thể dùng cành, bổ dọc làm đôi, hơ nóng, đắp.
  • Chữa đau lưng, cứng xương sống: Cành non xương rồng ông, cạo bỏ gai, giã nát, chưng nóng, chườm và đắp vào chỗ đau. Thường đắp thuốc vào chỗ lưng đau rồi nằm ngửa để thuốc ngấm.
  • Thuốc tẩy: Tẩm 0,5 ml mủ xương rồng ông vào thịt cá trê, nướng lên ăn. Thuốc tẩy rất mạnh, không dùng cho người có thai, người già hoặc người yếu (Lê Trần Đức).
  • Chữa báng: Bồ hóng bếp 3 phần, bánh men rượu 1 phần (nửa bánh), nhựa xương rồng, vừa đủ. Bồ hóng rây mịn, giã nhỏ với men rượu. Nhỏ nhựa xương rồng ông vào cho vừa đủ làm thành bột nhão, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 viên, cho vào chuối rồi nuốt. Uống 3 ngày, hễ thấy đi ngoài trắng như nước gạo là khỏi. Sau đó, uống tiếp thêm 2-3 ngày nữa, mỗi ngày 2 viên. Kiêng thịt mỡ, hành sống. Thuốc có độc, phải hết sức thận trọng (Đỗ Tất Lợi).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More