10 November 2022

0 bình luận

Ý dĩ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ý dĩ

Tên tiếng Việt: Ý dĩ, Bo bo, Hạt cườm, Co pắt, Mạy pít, Mác vất (Tày), Co đuôi (Thái), Nọ a châu (Bana)

Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.

Họ: Poaceae (Hòa thảo)

Công dụng: Bổ, phù thũng, viêm ruột, bạch đới, phong thấp, loét dạ dày, loét ổ tử cung, ỉa chảy (Hạt).

 

Mô tả cây

Ý dĩ là một loại cây sống quanh năm, có thể cao tới l-2m. Thân nhẵn bóng không có lông, có vạch dọc. Lá hình mác to, dài 10-40cm, rộng 3cm có những gân nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông. Hoa đực mọc ở phía trên, hoa cái ở phía đưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả dĩnh bao bọc bời bẹ của một lá bắc.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây ý dĩ mọc hoang ở khắp nơi ẩm mát ở miền núi nước ta, thường mọc ở bờ suối bờ khe.
  • Hiện nay vì sự tiêu thụ trong và ngoài nước tăng nhiều, thu hoạch mọc hoang không đủ và tốn công nên nhiều nơi đã trồng ý dĩ.
  • Ý dĩ ưa đất phù sa, đất cát có nhiều mùm, có ẩm đều nhưng không đọng nước.
  • Trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân. Mỗi hố trồng 4-5 hạt. Trước khi trồng ngâm hạt nửa ngày (nước ấm) hoặc một ngày (nước lạnh). Mỗi hốc cách nhau chừng 30-35cm. Bón phân lân hoặc phân chuồng. Vào cuối thu thì thu hoạch, cắt cả cây về đập lấy quả rồi đem nhân phơi hay sấy khô là được.
  • Dùng sống hoặc sao vàng hay sao đen.
  • Ý dĩ sao cám: cho cám vào chảo, đun đến khi có khói cho ý dĩ vào chảo và khuấy nhanh tay đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng nhạt. Đổ ra ngoài để nguội sàng loại bỏ cám. Dùng 1kg cam/10 kg ý dĩ.

Thành phần hóa học

Trong ý dĩ nhân có khoảng 65% chất hydratcacbon, 5,4% chất béo, 13,7% chất protit và các axit amin như leuxin, lysin, acginin, tysosin, histidin, chất coixin hay coixol là một chất protit đặc biệt của ý dĩ, và axit glutamic. Tro có chừng 2,3%. Trong rễ ý dĩ cũng có chừng 17,6% chất protein, 7,2% chất béo và 52% tinh bột. C8H703N (6 – metoxy benzolon) độ chảy 151- 152°C.

Tác dụng dược lý

Theo Tự Bản (Triều Tiên y hội chí năm 1927 số 75) chất béo chiết xuất từ hạt ý dĩ bằng ête dầu hỏa có những tác dụng sau:

  • Trên một loài ếch, làm đình chỉ hô hấp.
  • Tiêm vào tĩnh mạch thỏ sẽ thấy huyết áp hạ xuống, hô hấp khó khăn.
  • Tác dụng đối với cơ xương và cuối dây thần kinh vận động của một loại ếch cũng thấy lúc đầu có hiện tượng hưng phấn về sau thì ức chế.
  • Sau khi đã chiết xuất chất dầu bằng cte dầu hỏa, bã ý dĩ còn lại chiết xuất bằng nước hay cồn đều có tác dụng.

Công dụng và liều dùng

  • Do lượng protit và chất béo và chất tinh bột cho nên ý dĩ là một chất thuốc bồi bổ cơ thể. Nhưng trong đông y thường coi ý dĩ là một vị thuốc nếu dùng sống “lợi thấp nhiệt”, dùng chín chữa tả lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu thủy thũng, chữa được gân co quắp không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi.
  • Liều dùng: Ngày uống 8-30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
  • Công năng, chủ trị: kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thẩm thấp. Chủ trị: phù thũng, tê thấp chân tay co rút, ỉa chảy do tỳ hư, phế ung, trường ung.

Đơn thuốc ý dĩ trong đông y

  • Đơn chữa tiểu tiện ra sỏi: Ý dĩ 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Uống liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thường là được.
  • Đơn thuốc chữa bệnh phổi, nôn ra máu: Ý dĩ 40g, nuớc 400ml (2 bát) sắc còn 1 bát (200ml) thêm ít rượu vào uống làm hai lần trong ngày. Uống luôn 10 ngày.
  • Đơn thuốc bổ chữa lao lực: Ý dĩ 5g, mạch môn đông 3g, tang bạch bì 3g, bách bộ 3 g, thiên môn đông 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa tê thấp: Ý dĩ nhân 40g, phổ thục linh 20g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày nếu thấy tiểu tiện nhiều là bệnh giảm.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More