10 November 2022

0 bình luận

A Giao – Minh Giao

10 November 2022

Tác giả: thuc


A Giao – Minh Giao

Tên tiếng việt: A giao, Minh giao

Tên khoa học: Colla Asini, Gelatinum Asini, Gelatina nigra.

Họ:

Công dụng: A giao là một vị thuốc bổ, cầm máu dùng trong mọi trường hợp băng huyết, lỵ ra máu, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu hồi hộp mất ngủ.

Hình ảnh a giao

  • Tên khoa học: Colla Asini, Gelatinum Asini, Gelatina nigra.
  • A giao là keo chế từ da lừa bỏ lông.

Cách chế biến a giao

  • Cách chế a giao của Trung Quốc như sau: lấy da lừa ngâm nước 2-3 ngày cho mềm. Lấy ra cạo sạch lông, cắt thành từng miếng nhỏ. Rửa sạch lần nữa, cho vào nồi đổ ngập nước đun 3 ngày 3 đêm. Lấy nước ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua rây, thêm vào nước lọc một ít phèn chua, khuấy đều, chờ vài giờ, các tạp chất lắng xuống. Gạn lấy lớp trong ở trên và cô đặc, 2 giờ trước khi lấy ra, thêm đường và rượu (cứ 600kg da lừa thêm 4 lít rượu và 9kg đường) và nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu tương cho đỡ dính. Sau đó đổ ra, để nguội, cắt thành từng miếng dài 10cm, rộng 4-5cm, dày 0,8-1,6cm.
  • Ở Việt Nam cũng có lừa nhưng thường không chế. A giao vẫn phải nhập của Trung Quốc.

Thành phần hóa học

  • Thành phần chủ yếu là collagen. Collagen thủy phân sẽ cho các acid amin: 10% lysin, 7% arginin, 2% histidin, xystin, glyxin.
  • Lượng nito toàn phần là 16,43-16,54%, lượng canxi là 0,079-0,118%, lượng sufua 1,10-2,31%. Độ trong 0,75-1,09%.

Tác dụng dược lý của a giao

  • Ảnh hưởng đối với chuyển hóa canxi: có khả năng cải thiện sự hấp thụ canxi động vật. Cho uống a giao khả năng đông máu không tăng nhưng nếu tiêm dung dịch 5% a giao tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng.
  • Tác dụng tạo máu: Rút máu chó để gây thiếu máu, rồi chia chó thành 2 lô, một lô cho ăn a giao, một lô không cho ăn. Xét nghiệm hồng cầu và các yếu tố khác của máu. Kết quả a giao làm tăng nhan lượng hồng cầu và các sắc tố khác của máu.
  • Tác dụng đối với chứng loạn dưỡng cơ dần dần: nghiên cứu nuôi chuột bạch theo một chế độ ăn đặc biệt để gây hiện tượng loạn dưỡng cơ dần dần: nhẹ thì bị què, nặng thì tê liệt khó đứng dậy. Sau đó cho ăn a giao thì sau hơn 100 ngày, đa số các con vật hết triệu chứng tê liệt so với các con vật khỏe mạnh không khác nhau.
  • Tác dụng chống choáng: tác dụng đã gây choáng đối với mèo, sau đó dùng dung dịch a giao 5% thêm nước muối để giữ đẳng trương và kiềm hóa lọc, đun sôi 30-40 phút, đợi nhiệt độ hạ từ từ vào mạch máu, thấy huyết áp trở lại bình thường và con vật được cứu sống.

Công dụng và liều dùng

  • A giao là một vị thuốc bổ, cầm máu dùng trong mọi trường hợp băng huyết, lỵ ra máu, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu hồi hộp mất ngủ. Còn dùng làm thuốc an thai. Ngày dùng 6-12g. Có khi dùng sống, có khi sao với bột vỏ sò, hoặc bồ hoàng rồi mới dùng.
  • Theo tài kiệu cổ a giao có vị ngọt tính bình vào kinh phế can thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo cầm máu an thai. Dùng chữa hư lao sinh ho, phế ung thổ ra mủ, ho ra máu, nôn ra máu, ra máu cam, ỉa ra máu, thai sản, băng lậu âm hư, tâm phiền, mất ngủ. Người tỳ vị hư nhược, nôn mửa, ỉa lỏng, tiêu háo kém không dùng được.

Cách chế a giao

  • Chế với bột vỏ sò: cho chừng 1kg vỏ sò vào chảo, rang cho nóng cho a giao thái nhỏ vào, rang thêm cho đến khi a giao nở giòn thì lấy ra rây bỏ vỏ sò đi, a giao chế như vậy sẽ bớt độ dính. Mùi thơm hơn.
  • Chế bồ hoàng: cho bồ hoàng vào chảo rang nóng rồi cho a giao thái nhỏ vào tiếp tục rang cho đến khi a giao nở thì rây bỏ bồ hoàng lấy a giao mà dùng.

Đơn thuốc có vị a giao

Bài thuốc an thai:

A giao 8g, ngải cứu 8g, sắc với 600ml cô đặc còn 200ml., chia 3-4 lần uống trong ngày

Chữa kinh nguyệt ra mãi không dừng:

A giao sao với bồ hoàng như trên tán nhỏ ngày uống 8-16g. Nếu uống được thì dùng rượu mà chiêu.

Chữa lỵ ra máu:

A giao 10g, hoàng liên 3g, can khương 2g, sinh địa 5g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Lọc bỏ bã, nước thuốc còn đang nóng, thái nhỏ a giao cho vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More