10 November 2022

0 bình luận

Ba gạc lá to

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ba gạc lá to

Tên tiếng việt: Ba gạc campốt, Ba gạc lá to, Hơ rac, Ka day (Ba Na)

Tên khoa học: Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Thuốc hạ huyết áp, an thần, chữa lỵ (Vỏ rễ).

 

Mô tả

  • Cây thảo cao tới 1,5m, có nhựa mủ trắng, vỏ nhẵn, có lỗ bì, màu nâu tươi. Cành lá xum xuê (3-8 cành).
  • Lá chụm 3 không lông, mỏng, có thể dài tới 30cm, rộng 8-10cm, gân phụ 10-16 cặp.
  • Hoa mọc thành xim kép (xim dạng tán) ở ngọn; lá bắc nhỏ, đài xanh, cao 1,5mm; tràng hoa đỏ, cao cỡ 2cm, tai cao 3mm, có đĩa mật. Bầu hai lá noãn rời. Quả hạch, lúc non màu xanh, khi chín màu tím đen, chứa một hạt.
  • Mùa hoa tháng 3-5 quả tháng 8-11.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ – Cortex Radicis Rauvolfiae Cambodianae.

Nơi sống và thu hái

  • Cây đặc hữu của Ðông Dương, mọc hoang ở chỗ ẩm thấp trong rừng, vùng núi, các tỉnh phía nam. Quảng Nam – Ðà Nẵng, Bình Ðịnh, Gia Lai, Ðắc Lắc, Lâm Ðồng. Loài này có vùng phân bố tự nhiên và trữ lượng lớn hơn cả nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên.
  • Thu hoạch rễ quanh năm tốt nhất vào mùa thu – dụng, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa nhiều alcaloid (2,59% ở vỏ rễ đã bỏ lớp bầu, 1,242% nếu tính toàn bộ rễ) sơ bộ thấy có ajmalin và reserpin.

Lá chứa 1% alcaloid và các hợp chất flavonoid dưới dạng heterosid của kaempferol .

 

Tính vị, tác dụng

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn. Reserpin có tác dụng hạ huyết áp. Vỏ rễ làm thuốc hạ huyết áp (đạt mức tối đa sau 15 ngày), làm dịu nhịp tim và an thần.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp. Cũng dùng chữa lỵ. Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.

Cách dùng:

Dùng trong lấy vỏ rễ nấu nước uống, hoặc dùng dạng cao cồn 1,5% hoặc viên 2 mg alcaloid toàn phần, mỗi lần 10-20 giọt hay một viên. Ngày 2-3 lần. Uống liền 2-4 tuần, nghỉ 2-4 tuần rồi tiếp tục đợt khác. Dùng ngoài lấy rễ nấu nước đặc pha thêm muối để tắm rửa hoặc bôi.

Chú ý:

Những người loét dạ dày tá tràng, tiền sử có trạng thái trầm cảm và phụ nữ cuối thời kỳ có thai và cho con bú không nên dùng.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More