10 November 2022

0 bình luận

Bạch biển đậu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bạch biển đậu

Tên tiếng việt: Đậu ván trắng, Bạch biển đậu, Bạch đậu, Đậu biển, Thứa pản khao (Tày), Tập bẩy pẹ (Dao)

Tên khoa học: Dolichos lablab L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Thuốc bổ tỳ vị, điều hòa các tạng, giải cảm nắng, chống nôn, giải độc. Chữa đau bụng thổ tả, trẻ em bị cam sài (Hạt).

 

Mô tả cây

  • Đậu ván trắng là một loại dây leo, sống 1-3 năm, có thể leo dài tới 5m hay hơn. Thân leo mầu xanh có góc, hơi có rãnh.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Đậu ván được trồng ở khắp nơi nước ta để lấy quả non ăn, quả già lấy hạt làm thuốc. Muốn hái hạt làm thuốc thì vào tháng 9-10, quả chín già, hái về, đập lấy hạt, phơi khô là được. Từ bạch biển đậu, người ta chế ra các vị thuốc như: Biển đậu y (Testa Dolichoris) là vỏ hạt bạch biển đậu, biển đậu nhân (nhân hạt bạch biển đậu, chế bằng cách ngâm bạch biển đậu vào nước cho vỏ phồng lên, đãi lấy nhân phơi riêng, vỏ phơi khô riêng), bạch biển đậu sao (nhân biển đậu cho vào nồi gang hay chảo sao cho đến khi có màu vàng đen, lấy ra để nguội mà dùng).

Thành phần hóa học

  • Trong bạch biển đậu có chừng 22,7% chất protein; 1,8% chất béo; 57% cacbon hydrat; 0,046% canxi; 0,052% photpho; 0,001% chất sắt.
  • Ngoài ra còn men tyrosinaza, vitamin A, B2, C và nhiều vitamin B1, axit xyanhydric.
  • Trong Protein của bạch biển đậu, người ta thấy có nhiều axit amin như trytophan, acginin, lyzin và tyrozin.
  • Trong bạch biển đậu có protit, vitamin B1 và C, caroten, đường sacaroza, glucoza, stachyoza, maltoza và raffinoza (C.A., 1968, 68, 66373 i) ngoài ra còn axit L- pipecolic và phytoagglutinnin (C.A., 1967, 66, 83078t và 1969, 71, 28825n).

Tác dụng dược lý

  • Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ăn mà sinh ra nôn mửa, viêm dạ dày và ruột cấp tính.

Công dụng và liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng làm thuốc trong phạm vi nhân dân. Theo lý luận Đông y, bạch biển đậu có vị ngọt, hơi ôn, không độc, vào hai kinh tỳ và vị. Chủ trị hòa trung, hạ khí, dùng làm thuốc bổ tỳ vị, chỉ tả lỵ phiền khát. Chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc, trúng độc do nhân ngôn. Một tác giả đời Đường còn nói ăn bạch biển đậu bổ ngũ tạng, chữa nôn ọe, ăn thường xuyên tóc sẽ không bạc. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đơn thuốc có bạch biển đậu:

  • Hương nhu hoàn dùng chữa đau bụng, không tiêu: Hương nhu (lá) 80g, bạch biển đậu sao bỏ vỏ, hậu phác tẩm nước gừng sao, mỗi vị 40g. Tán nhỏ làm thành viên, mỗi viên nặng chừng 1g. Mỗi lần dùng 1-2 viên.
  • Dùng nước nóng chiêu thuốc. Có thể sắc uống đơn thuốc sau đây: Hương nhu 4g, bạch biển đậu 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Đơn thuốc chữa xích bạch đới: Bạch biển đậu sao vàng tán nhỏ, mỗi ngày dùng 4-8g bột này.
  • Chữa trúng độc: Bạch biển đậu 20g giã sống thêm nước, vắt lấy nước cho uống.
  • Tiểu ra máu: Lá đậu ván sao vàng sắc uống. Ngày uống 20-30g lá tươi. Ngoài đậu ván trắng, còn có thứ đậu ván cho hạt đen hay đỏ nhưng không thấy dùng làm thuốc.
  • Ngoài vỏ và hạt đậu ván, người ta còn dùng hoa và lá đậu ván giã đắp lên vết rắn cắn. Nhưng hạt đậu ván trắng hay được dùng hơn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More