10 November 2022

0 bình luận

Bạch chỉ nam

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bạch chỉ nam

Tên tiếng việt: Mát rừng, Bạch chỉ nam

Tên khoa học: Millettia pulchra (Colebr. ex Benth.) Kurz

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Rễ chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa, phong thấp, đau nhức, đau bụng ỉa chảy

 

Mô tả

  • Cây thân bụi , cao 5-7m. Cành có hình trụ khía dọc, lông thô.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 11-17 lá chét hình mác, to dần về phía ngọn, dài 3-9ccm ,mặt trên có lông thưa, mặt dưới lông dày và mượt.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, màu tím hồng, đài hình chuông có lông mịn, tràng hoa ít lông hơn , nhị 1 bó , bầu có lông 5- 8 noãn.
  • Quả đậu, hình lưỡi dao dài 4-8cm  màu lục vàng có lông nhỏ. Hạt hình trứng dẹp, có mép dày, màu vàng nhạt.
  • Mùa hoa : tháng 5-6
  • Mùa quả:  tháng 9-10

Phân bố

  • Bạch chỉ nam ưa sáng và chịu bóng từ khi con là cây non. Thích hợp với môi trường sống rừng thứ sinh, đồi cây bụi hay bờ ruộng rẫy, trên đất feralit đỏ vàng hoặc vàng đỏ  độ cao 600-700m.
  • Ở Việt Nam, Bạch chỉ nam phân bố ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh , Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình.

Bộ phận dùng

  • Rễ cây.

Thành phần hóa học

Bạch chỉ nam chứa (-) maackiain, pterocarpin,(-) sophoranon, và các hợp chất flavonoid(2S)-5,7,4’- trihydroxy -8,3’,5’–triprenylfavanon, 5,7,2’,4’- terahydroxy-6,3’-diprenylisoflavon.

Nơi sống và thu hái

  • Cây của miền Ðông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du. Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ. Rửa sạch thái phiến phơi khô.

Tính vị – tác dụng

Củ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát; có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và nhức mắt, phát tán, thông kinh lạc, tiêu phong nhiệt ngứa gãi, sưng tấy, làn ráo mủ và đắp vết thương rắn cắn.

Công dụng

  • Thường được chỉ định dùng trị cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió, chân tay nhức mỏi, phong thấp đau xương, viêm da do dị ứng sơn (sơn ăn) ban trái, đậu mùa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 8-16g cho đến 40g, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng củ tươi mài với nước vo gạo hoặc nước cơm, bôi trị sơn ăn làm lở ngứa, chảy máu.

Bài thuốc

  • Phong nhiệt mẩn ngứa: Rễ bạch chỉ nam, Đơn kim, Đơn đỏ, mỗi vị 30g, sắc uống.
  • Chữa mụn nhọt, mưng mủ: Bạch chỉ nam 12g, Kim ngân hoa 20g, Hạ khô thảo 12g, Xương bồ 12g, Gai bồ kết 12g, Kinh giới 8g, Hà thủ ô 12g, Vảy tê tê 12g. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml, người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ngày uống 2 lần.
  • Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy: Bạch chỉ nam 20g, Trần bì 12g, Hậu phác nam 8g. Sắc uống.
  • Chữa mẩn ngứa dị ứng: Bạch chỉ nam 12g, Kim ngân hoa 12g, Hoa khế tươi 30g, Lá cối xay 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa cảm mạo, sốt nóng: Bạch chỉ nam 12g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, Kinh giới 8g, Sài đất 16g, Cát căn 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More