10 November 2022

0 bình luận

Bạch cổ đinh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bạch cổ đinh

Tên khác: Sài hồ nam, ngân sài hồ.

Tên khoa học: Polycarpaea corymbosa (L.) Lamk.

Tên đồng nghĩa: Achyranthes corymbosa L.

Họ: Cẩm chướng (Caryophyllaceae)

Công dụng: chữa cảm sốt, đổ mồ hôi trộm, trị nhọt, sưng viêm, vết cắn

Mô tả

  • Cây thảo, sống một năm, cao 10 – 40 cm. Rễ mọc thẳng, không phân nhánh, ít nhiều hoá gỗ. Cành nhẵn hoặc có lông như len màu trắng nhạt.
  • Lá mọc đối hoặc mọc vòng, hình dải hẹp, dài khoảng 2 cm, rộng 5 mm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn hoặc hơi có lông; lá kèm hình tam giác nhọn, màu trắng, 2 – 3 lần ngắn hơn lá ở phía dưới và dài bằng lá phía trên.
  • Cụm hoa hình ngù chia 4 – 5 nhánh; lá bắc dạng vảy màu trắng hoặc hơi xám; hoa màu trắng hoặc hơi hung; đài 5 răng hình tam giác nhọn: tràng có cánh gần như vuông, có răng hoặc không răng, dính trên một đĩa mỏng, nhị 5, chi nhị ngắn hơn cánh hoa, bao phấn nhỏ hình mắt chim; bầu hình con quay, tròn đầu.
  • Quả nang, 3 mảnh vỏ; hạt 6 – 7, hình thận, có một đường rãnh.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 12.

Phân bố, sinh thái

Chi Polycarpaea Lamk, có 6 loài ở Việt Nam, trong đó có loài bạch cổ đinh trên; cây phân bố chủ yếu ở vùng ven biển, từ Hải Phòng, Thái Bình vào đến tận Ninh Thuận và Bình Thuận. Trên thế giới, loài này còn có ở các nước Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,…

Bạch cổ đinh là loại cây thảo, sống một năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm, nhưng sau khi đã ra hoa quả cây có khả năng hơi chụi hạn. Bạch cổ đinh thường mọc trên các vùng đất cát, đất cát pha lẫn sỏi đá ở ven đồi hay trong các trang cây bụi và có vùng duyên hải. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên bằng hạt, sau khi quả già, toàn cây tàn lụi.

Bộ phận dùng:

Rễ

Tác dụng dược lý

Độc tính cấp

Toàn cây bạch cố định phơi hoặc sấy khô, tán thành bột thô. Chiết 3 lần với ethanol 50%. Dịch thu được cô dưới áp suất giảm đến khô. Độc tính cấp được thử trên chuột nhắt trắng tiêm phúc mạc. Kết quả LD50 đã xác định được là 1000 mg/kg. Như vậy, cao bạch cổ đình có độc tính khá (Dhawan et al., 1980).

Tác dụng diệt tinh trùng

Cao khô bạch cố định ở nồng độ 2% có tác dụng diệt tinh trùng ở người và ở chuột cống trắng (Dhawan et al., 1980).

Tính vị, công năng

Sách “Cây thuốc Việt Nam” [Lê Trần Đức, 1997: 242] chỉ ghi: công năng thanh nhiệt, tư âm. Sách “Tuyền châu bản thảo” ghi: bạch cổ định vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can, phế, vị; có đắp lên.

Công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiện, chủ trị kiết lỵ, viêm ruột, lâm lậu, tiểu tiện bí, ung sang thăng độc [TDTH, 1996, II – 66].

Công dụng

Toàn cây cả rễ được nhân dân sắc uống để chữa cảm sốt, đổ mồ hôi trộm. Có thể dùng như sài hồ bắc. Liều dùng 15 – 30 g/ngày sắc nước uống. Dùng tươi 30 – 50g giã nát, vắt lấy dịch uống.

Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây tươi, giã nát, uống dịch, bã đắp ngoài làm thuốc chữa rắn cắn, các loại côn trùng đốt. Lá khô giã nát thành bột, chiều với nước thành bánh đắp nguội hoặc rang nóng đắp trị nhọt, sưng viêm, vết cắn. Bột lá luyện với mật mía chế thành dạng viên tròn để điều trị vàng da [Chopra et al., 2001: 199]. Còn dùng toàn cây sắc uống chữa đái són đau, sỏi tiết niệu, mụn nhọt, sưng viêm lở loét [Kartikar, 1998, I – 239]. Theo Mhaskar và Caius, dù dùng trong hay dùng ngoài, bạch cổ đinh đều không có tác dụng chữa rắn cắn (Kirtikar, 1998, I – 240).

Ở Malaysia, hoa bạch cổ đinh thường thấy trong các cửa hàng dược liệu của người Hoa kiều được dùng để làm dịu và sẵn se (Perry et al., 1980:75).

Bài thuốc có bạch cổ đinh

1. Chữa cảm sốt, khi nóng khi rét, ớn lạnh, ngực tức, miệng đắng, không muốn ăn, sốt rét:

Bạch cổ đinh toàn cây, hoàng cầm (hoặc hoàng đằng), cát sâm, mỗi vị 0,5g, bán hạ chế,cam thảo (hay cam thảo dây) mỗi vị 10g, gừng sống 3 lát, sắc lấy nước uống.

2. Chữa mụn nhọt, lở loét:

Cây bạch cổ đinh, rây lấy bột mịn, bột hạt tiêu, trộn đều, chiêu với nước sôi để nguội, đắp lên.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More