10 November 2022

0 bình luận

Cải củ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cải củ

Tên tiếng Việt: Cải củ, La bạc, Lai phục, Rau lú bú, Phiắc slổm, Lào fặc (Tày), Lày pạ (Dao)

Tên khoa học: Raphanus sativus L. var. longipinnatus Bailey.

Họ: Brassicaceae (Cải)

Công dụng: Thuốc giảm ho, dễ tiêu, chống nôn (Hạt sắc nước uống).

 

Mô tả cây

  • Cây cải củ là cây mọc một năm hay hai năm. Rễ củ phình to.
  • Hoa màu trắng hay hơi tím hồng. Quả là một giác. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 7. Mùa quả từ tháng 6 đến tháng 7.
  • Cây này được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy rễ củ ăn, lá để làm dưa, hạt làm thuốc; từ trước đến nay ta ít thu hoạch để làm thuốc.

Phân bố thu hái và chế biến

  • Đến mùa quả chín, hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ hết vỏ và tạp chất, phơi khô. Khi dùng sao cho hơi vàng có mùi thơm.
  • Hạt cải củ hình trứng dẹt, dài chừng 2,5-4mm, rộng 2-3mm, mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc xám nâu. Vỏ hạt mỏng, dòn, nhìn qua kính lúp sẽ thấy các chỗ lõm hình mạng, ở một đầu có tễ. Không mùi vị, có chất dầu hơi cay. Hạt mẫm, chắc, màu nâu đỏ là tốt.

Thành phần hoá học

Thành phần chủ yếu của hạt là chất dầu trong đó có hợp chất sunfua. Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

  • Giúp sự tiêu hoá và chữa ho (nhiều đờm quá), nôn mửa. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
  • Theo tài liệu cổ lai phục tử có vị cay, ngọt, tính bình vào 2 kinh tỳ và phế. Có tác dụng hạ khí, định xuyễn, tiêu tích hoá đờm. Dùng chữa ho, hen xuyễn, ngực bụng đầy trướng, khí trệ sinh đau, hạ lỵ hậu thũng. Những người khí hư không dùng được.

Đơn thuốc có la bặc tử:

Bài thuốc “tam tử dưỡng thân thang” chữa người già ho lâu không khỏi: La bạc tử (sao) 10g, tô tử (sao) 10g, bạch giới tử (sao) 3g. Tất cả tán nhỏ cho vào túi vải, thêm 500ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (theo đơn thuốc của Diệp Thiện Sĩ)

Chú thích:

Người ta còn dùng cả củ cải phơi hay sấy khô với liều 10-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc lá cải củ phơi hay sấy khô với liều 10- 15g một ngày cũng dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thũng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More