10 November 2022

0 bình luận

Cáp điền

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cáp điền

Tên tiếng Việt: Cáp điền bò, cáp điền.

Tên khoa học: Coldenia procumbens L.

Họ: Vòi voi (Borraginaceae)

Công dụng: trị đau nhức xương khớp, đòn ngã tổn thương

Mô tả

  • Cây thảo, sống một năm, mọc bò dài 40 cm hay hơn. Thân có lông mềm hoặc cứng.
  • Lá hình bầu dục, dài 2 – 4 cm, rộng 1 – 1,2 cm, mép có răng tròn, mặt trên có ít lông dài áp sát màu trắng, dày hơn ở mặt dưới, gân lá rõ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, lá bắc dạng lá xếp gần nhau; hoa nhỏ màu trắng không cuống, mẫu 4; đài có lông rậm, lá đài hình bầu dục – thuôn, rời nhau; tràng hình ống, phần dưới phình ra, trên thót lại, cánh hoa tròn rất ngăn, nhị 4 – 5, chỉ nhị định ở 1/4 phía dưới tràng, ngăn và nhăn, bao phấn hình mắt chim; bầu 2 ô.
  • Quả bế dài 4 – 5 mm, có những vết sần nhỏ, hơi có lông, đầu thuôn thành mỏ ngắn; hạt 4.
  • Mùa hoa: tháng 2 – 4; mùa quả: tháng 5 – 7.

Phân bố, sinh thái

Chi Coldenia L. ở Việt Nam chỉ có 1 loài là cây cáp điện trên. Cây phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam, gồm Tây Ninh, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Đồng Tháp. Trên thế giới, loài cây này có ở nhiều nước nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Niu Ghinê,… [Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T3, tr. 183].

Cáp điện là dạng cây thảo, sống 1 năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm và thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới điển hình. Cây thường mọc thành khóm hay tập trung thành các đám nhỏ trên các bãi hoang quanh làng, ven đường đi, vườn gia đình. Cáp điền cũng tra mọc trên loại đất cát pha, dễ thẩm nước. Cây ra hoa quả hàng năm và tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt.

Bộ phận sử dụng

Lá và toàn cây [Folium et Herba Coldeniae].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống viêm:

Tác dụng chống viêm của cao chiết bằng ethanol từ toàn cây bỏ rễ của cây cáp điện đã được thử trên 3 mô hinh viêm là mô hình gây phù chân chuột bằng caragenin, mô hình gây rỉ dịch màng phổi do caragenin và mô hình gây u hạt thực nghiệm dùng viên bóng ở chuột cống trắng.

Kết quả: Cao cáp điện với liều cho chuột uống 150 mg/kg ức chế phù chân chuột do caragenin, ức chế sự di cư bạch cầu vào ổ viêm, làm giảm dịch rỉ ở màng phổi, cũng như làm giảm khối lượng u hạt trong mô hình gây u bằng viên bóng So với lộ chuột đổi chủng gây viêm nhưng không dùng thuốc [Arul, và Kothai et al., 2005].

Tác dụng chống đái tháo đường:

Thí nghiệm được tiến hành trên 3 lộ chuột cống trắng. Lô 1, đổi chứng sinh lý, chuột không dùng alloxan, cũng không dùng thuốc. Lô 2, gây đái tháo đường cho chuột bằng cách tiêm phúc mạc alloxan monohydrate với liều 180 mg/kg. Lô 3, dùng cao cáp điện rồi cũng dùng allowan monohydrate như lô 2.

Kết quả: Hàm lượng glucose huyết ở lô 2 là 394,17+ 10,52mg/dl, còn ở lô 3 chỉ là 152,83 + 2,15mg/dl. Hàm lượng triglycerid trong huyết thanh ở lộ 2 là 152,33mg/dl, còn ở lô 3 là 109,171 1,74mg/dl. Hàm lượng cholesterol trong huyết thanh ở lô 2 là 59,83 41,01mg/dl, còn ở lô 3 là 44,33 + 1,96 mg/dl.

Kết luận: Cao cáp điện có tác dụng chống tăng glucose huyết rất tốt ở chuột cống trắng bị đái tháo đường do alloxan (Patel, Raval et al., 2007).

Độc tính cấp:

Toàn cây cáp điện, thu hái tháng 2, chặt nhỏ, rửa sạch, phơi sấy khô, nghiền thành bột thỏ rồi chiết với ethanol 50%. Sau khi thu hồi dung môi, cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô. Thử độc tính cấp cao khô trên chuột nhặt trăng dùng đường tiêm phúc mạc đến liều 1000 mg/kg, chuột không chết (Bhakuni et al., 1971).

Tính vị, công năng

Chưa thấy có tài liệu đề cập.

Công dụng

Toàn cây hoặc lá cáp điện tươi rửa sạch và giã nát, làm nóng, đắp vào chỗ khớp sưng đau hoặc có thể dùng cây phơi khô tán bột chiêu với nước rồi đắp.

  • Ở Philippin, lá tươi giã nát làm thành bánh đắp lên chỗ áp xe mụn nhọt đã chín để nhanh làm mủ và hút mủ ra (Perry et al., 1980: 62).
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng là cáp điện tươi giã nát hơ nóng đắp lên các chỗ viêm, sưng đau, thấp khớp hoặc vết thương.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More