10 November 2022

0 bình luận

Cây Búng báng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây Búng báng

Tên tiếng Việt: Co pảng, Quang lang, Bụng báng, Báng búng

Tên khoa học: Arenga pinnata (Wurm). Merr.

Họ: Cau Arecaceae

Công dụng: bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức.

 

 

 

 

 

 

Cây búng báng – Arenga pinnata (Wurm) Merr.

Mô tả

Cây cao khoảng 7-10m, hay hơn, đường kính tới 40-50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc.

Lá mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, toả rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3-5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8-1,2m, rộng 4-5,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá. Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả.

Quả hình cầu dài 3,5-5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất, nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.

Ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Quả, thân và rễ – Fructus, Caulis et Radix Arengae.

Phân bố

Búng báng mọc nhiều ở chân núi ẩm, phân bố nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia, Philippin, Indonexia.

Ở nước ta búng báng mọc hoang và được trồng ở những chân núi và vùng núi ẩm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và một số tỉnh miền núi

Nơi sống và thu hái

Báng phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Ðông Dương, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, mọc nhiều ở chân núi ẩm. Trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta.

Thành phần hoá học

Theo tài liệu phân tích năm 1979 của Viện chăn nuôi: Nước 14,8%, protid 2,6%; lipid 1,1%; celluloza 7,6%; dẫn xuất không protein 74,1%; khoáng toàn phần 2,5%, trong đó có calcium, phosphor.

Tính vị, tác dụng

Bột Báng có vị ngọt tính bình; có tác dụng bổ ích cho cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình. Quả Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng. Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước, ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu. Nhân hạt luộc chín ăn ngon. Ðồng bào miền núi cũng thường trồng thêm ở một số nơi để lấy bột ăn thay lương thực khi cần thiết (mỗi cây có thể cho khoảng 100kg bột). Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn hay xào ăn.

Bột Báng cũng được sử dụng làm thuốc bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức. Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá. Thân cây cũng được dùng sắc uống chữa cảm sốt, rễ dùng trị viêm cuống phổi và làm dễ tiêu hoá. Ngoài ra những sợi ở bẹ lá còn lại trên cây có thể dùng làm chỉ khâu nón lá hay bện thừng xe làm dây buộc.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More