10 November 2022

0 bình luận

Cây Hẹ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây Hẹ

Tên tiếng Việt: Hẹ, cửu thái

Tên khoa học: Allium odorum L.

Họ: Alliaceae (Hành)

Công dụng: Hạt chữa di tinh, đái ra máu, lưng gối mỏi, bạch đới, ỉa chảy, viêm tiền liệt tuyến, hen suyễn, mồ hôi trộm, giun kim.

 

Mô tả cây

  • Cây hẹ là một loại cỏ nhỏ, thường cao 20- 50cm, toàn cây vò có mùi đặc biệt.
  • Lá hẹp, dài, mỏng, mọc ốp và thận thành 2 dãy, dài 10-20cm rộng 2-7mm.
  • Hoa mọc trên một cọng hoa từ gốc lên, dài 15-30cm, tụ thành xim nhưng co ngắn lại thành tán giả. Cọng hoa hình hơi 3 cạnh, trên có các vạch dọc. Hoa màu trắng cuống hoa dài chừng 10-15mm, đường kính 4mm.
  • Quả nang, hình trái xoan ngược hoặc cầu dẹt. Hạt nhỏ màu đen.
  • Mùa hoa thường vào tháng 9. Quả vào tháng 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Hẹ có nguồn gốc hoang dại ở Trung và Bắc Á. Ở nước ta hẹ cũng được trồng từ rất lâu để làm rau ăn (gia vị) và để làm thuốc. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Thu hái quanh năm, dùng tươi.

Thành phần hoá học

  • Trong lá và rễ, người ta nghiên cứu thấy có các hợp chất sunfua, saponin và chất đắng.
  • Năm 1948 một tác giả Trung Quốc đã báo cáo chiết được từ dò cây hẹ (củ hẹ) một hoạt chất đặt tên là ođorin (odorin) ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureus và Bacillus coli.
  • Trong 100g hẹ chứa nước 93g, protein 2,1g, chất béo 0,1g, carbohydrat 2,8g, chất xơ 0,9g, tro 1g, caroten 4mg và vitamin C 25mg.

Tác dụng dược lý

Chất ođorin trong hẹ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphyllococcus aureus và Bacillus coli (Khoa học và kỹ thuật-Trung văn).

Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng (Y học thực hành, 11.1961) có báo cáo nước ép tươi của hẹ có tính chất kháng sinh rất cao đối với nhiều loại vi trùng: Staphyllococcus (1cm), Salmonella typhi (1cm), Sh.FIexneri và Subtiỉis (0,8cm), Coli pathogéne và Côli bethesda (0,6cm). Tính chất kháng sinh này khá vững bền: Nước cốt ép ở hẹ, ly tâm để bỏ cặn, lấy nước trong hấp Tyndall để lâu vẫn giữ được tính chất kháng sinh. Nước hẹ không cay và nóng như tỏi, do đó trẻ con dễ dùng hơn dùng tỏi.Tính chất kháng sinh của hẹ chỉ mất một ít sau khi chịu tác dụng của pepsin (Để trong môi trường pH 1.4-2; ở tủ ấm 37° sau 4 giờ). Nhưng nếu đun nóng (sắc) thì mất hết tác dụng kháng sinh.

Công dụng và liều dùng

Toàn cây hẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ. Hạt hẹ có vị cay tính ôn, có tác dụng bổ thận, tráng dương.

Hẹ là một vị thuốc kinh nghiệm của nhân dân. Lá và củ (dò) thường dùng chữa bệnh ho của trẻ em (lá hẹ hấp với đường hay đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ). Còn dùng chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá, tốt cho gan, thận (chữa bệnh di tinh, đi tiểu nhiều lần). Liều dùng hằng ngày: Từ 20-30g. Nước sắc hẹ còn dùng để chữa bệnh giun kim (sắc uống).

Hạt hẹ trong nhân dân được dùng chữa di mộng tinh, tiểu tiện ra huyết, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư. Liều dùng 6-12g/ngày.

Đơn thuốc có sử dụng hẹ:

  • Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa hen suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
  • Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
  • Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More