10 November 2022

0 bình luận

Cày hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cày hương

Tên gọi khác: Chồn hương, cầy xạ, chồn mướp, chồn ngận, chồn đèn, tu cỏi (Tày).

Tên khoa học: Viverricula indica Desmarest

Họ: Cày (Viverridae)

Công dụng: chế hương liệu sản xuất nước hoa, xà phòng thơm và làm dược liệu chữa trúng phong, mê sảng, co giật, mụn nhọt, lở loét, phù thũng, thấp nhiệt, nội thương tích tụ.

Mô tả

  • Loại thú rừng nhỏ ăn thịt dài 80 – 100 cm, kể cả đuôi, nặng 3 – 5 kg.
  • Thân mảnh, mõm dài, nhọn, tai ngắn tròn, đuôi to và dài.
  • Bốn chân ngắn, có lông màu nâu, bàn chân cũng được phủ một lớp lông rất dày.
  • Bộ lông dày mềm, màu xám vàng điểm những vệt hoặc đốm sẫm ở hai bàn chân, những sọc dài màu nâu hay đen suốt dọc sống lưng và nhiều khoanh tròn không đều cũng màu thẫm (thường là 7) ở đuôi.

Con đực có túi xạ (tuyến xạ) nằm ở khoảng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục to bằng quả đổi nhỏ.

Nhiều loài cây khác cũng cho xạ hương như cầy hương Mã Lai (Viverricula malaccensis Gray), cầy mực (Arctictis binturong Raffles), cầy voi (Paradoxurus hermaphroditus Pallas).

Phân bố, sinh thái

Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du. Sống đơn độc, ẩn nấp ở hang hốc, bụi rậm trong rừng, ven đồi, ven suối, nương rẫy, đôi khi cả chỗ hoang vắng trong thôn xóm, làng bản.

Có tài liệu cho rằng cầy hương hay đi đôi với nhau, một đực, một cái. Đến khi bị lộ (do mùi xạ của con đực phát ra), con cái thường để cho con đực chạy thoát, nên nó dễ bị bắn hạ; do đó, việc thu được túi xạ sẽ rất hiếm (thú rừng Tây Nguyên, tập II của Thiện Lương). Thú ăn đêm, thường vào lúc trăng tỏ và cuối tuần trăng. Thức ăn của cây hương là ếch nhái, chuột, thằn lằn, giun đất, côn trùng, chim nhỏ, rắn, cua, cá, ốc…, có khi cả các loại củ, quả, gà, vịt. Cầy hương có tập tính đặc biệt ở chỗ khi gặp nguy hiểm, thường phát mùi xe để đánh lừa đối thủ và cũng chính luồng xạ đó đã cho nó bị lộ nơi ẩn nấp. Về mùa xuân, cây đực cũng phát chất xạ thơm để dụ con cái đến giao phối. Đến mùa hè – thu, cầy cái đẻ 2 – 4 con. Cày con trưởng thành vào khoảng 2 tuổi.

Bộ phận dùng:

Xạ hương (chất thơm trong túi xạ của cây hương)

Túi xạ hình hạt đậu, bên ngoài có da bao bọc và lông che phủ. Bỏ phần lông, thịt và mỡ bám ở ngoài túi, buộc chặt miệng túi, treo trên giàn bếp cho khô. Khi dùng, cắt túi ra, nạo chất sánh đặc như sữa, màu như sáp ong, vào lọ, đậy kín, rồi đốt lửa nhẹ cho cháy hết lông ở bên ngoài túi, làm nhiều mảnh, ngâm với rượu để làm rượu xạ.

Thành phần hóa học

Xạ hương chứa chất thơm là muskon, chất nhựa, chất béo, chất nhầy, protein, cholesterin, calci và muối kali.

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền, xạ hương có vị cay, mùi thơm mạnh, tính ấm, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh.

Công dụng

Xạ hương là nguyên liệu quý để chế hương liệu sản xuất nước hoa, xà phòng thơm và làm dược liệu chữa trúng phong, mê sảng, co giật, mụn nhọt, lở loét, phù thũng, thấp nhiệt, nội thương tích tụ. Liều dùng hàng ngày: 0,04 – 0,1g.

Xạ hương là thành phần chủ yếu trong các biệt dược “nhận đơn” và “lục thần hoàn” có tín nhiệm từ lâu.

Ở miền núi, có vùng người ta dùng xạ hương làm thuốc hạn chế sinh đẻ. Thậm chí, có người còn cho rằng mùi thơm quá mạnh của xạ cũng có thể làm trụy thai. Do đó, phụ nữ có thai không được tiếp xúc và sử dụng xạ hương. Để tuyệt đối tránh điều này, đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên khi bắt được cây hương thường cắt túi xạ và phơi giấu trong rừng chứ không đem về nhà.

  • Thịt cầy hương rất thơm ngon. Đồng bào Tày ở biên giới sát với Trung Quốc dùng thịt cầy hương để chữa ung thư tử cung bằng cách giết con vật, lột da, bỏ nội tạng, lấy thịt thái nhỏ, sấy khô, tán bột mịn, mỗi ngày uống 10 – 20g.
  • Da cây hương (15g, cạo sạch lông), thổ phục linh (10g), kim ngân hoa (10g), mai mực (10g), ý dĩ (10g), bồ cu vẽ (8g), hoạt thạch (8g). Tất cả phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Chữa mụn nhọt, chốc lở,

Ghi chú:

Cầy hương là một động vật có ích, cần được bảo vệ. Vì nó tiêu diệt phần lớn loài vật có hại cho người như rắn, chuột, sâu bọ, côn trùng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More