10 November 2022

0 bình luận

Cây vối

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây vối

Tên tiếng Việt: Vối

Tên khoa học: Syzygium nervosum DC.

Họ: Sim (Myrtaceae)

Công dụng: Có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỡ cao 5-6m, có khi hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn.
  • Lá có cuống dài, dai, cứng, hình trứng rộng, dài 8-20cm, rộng 5-10cm hai mặt có những đốm nâu, cuống 1-1,5cm.
  • Hoa gần như không cuống, nhỏ, màu lục trắng nhạt, họp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở kẽ những lá đã rụng.
  • Quả hình cầu, hay hơi hình trứng, đường kính 7-12mm. Toàn lá, cành non và nụ vò có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang và được trồng tại hầu khắp các tỉnh ở nước ta chủ yếu để lấy lá ủ nấu nước uống. Còn thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
  • Hái lá tươi phơi khô, nhưng có người ủ rồi mới phơi như sau: Thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hay thúng ù cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ù uống thơm ngon hơn. Để làm thuốc nên dùng lá tươi phơi khô là được. Nụ cũng được hái phơi khô để dùng pha nước và làm thuốc.

Thành phần hóa học

  • Trong lá vối có rất ít tanin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu.
  • Hoạt chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

  • Năm 1968, Nguyễn Đức Minh, Phòng đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu đông y, đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối đối với một số vi trùng Gram+ và Gram- đã đi tới kết luận là ở tất cả các giai đoạn phát triển, lá và nụ cây đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá.
  • Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có pH từ 2 đến 9, mạnh nhất đối với Strep- tococcus (hemolytic và stamarl) sau đến vi trùng bạch hầu và Staphylococcus và Pneumcoccus. Hoàn toàn không có độc đối với cơ thể.

Công dụng và liều dùng

  • Lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu với nước để uống vừa thơm vừa tiêu cơm. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
  • Trên cơ sở nghiên cứu mới đây, Viện đông y đang thử áp dụng với chữa một số bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngoài da. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên, hoặc chế dưới dạng muối natri.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More