10 November 2022

0 bình luận

Chè bông

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chè bông

Tên tiếng Việt: Chè bông, Chè lóng, Chè đỏ ngọn, Chè rừng

Tên khoa học: Aganosma marginata (Roxb.) G. Don

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Bổ, lợi tiểu điều kinh, chữa phù thũng, rối loạn đường tiết niệu, sốt (cả cây)

 

Mô tả

  • Dây trườn, leo cao, to 3-4cm, không lông, có nhựa trắng.
  • Lá lúc non đỏ, mỏng, không lông, gân phụ 10-12 cm cuống 5-10mm.
  • Cụm hoa xim ở nách lá và ở ngọn; đài 3-5mm, ống tràng 5-7mm, các phiến màu trắng, nhọn 1-1,5cm; nhị không thò.
  • Quả đại từng đôi, dài 15-25cm, thuỳ hạt dài 1-1,5cm, mào lông 2-3,5cm.
  • Cây ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 11-1.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Aganosmae Acuminatae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở bờ bụi, rừng và ven rừng thưa, gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Khánh Hoà tới An Giang. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm; dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Lá Chè bông non được dùng làm rau ăn ở Campuchia.
  • Hoa thơm dùng để ướp trà.
  • Lá hoa và quả đều dùng sắc nước uống hoặc nấu như trà uống lợi tiêu hóa và lợi tiểu. Dùng tốt cho người ăn uống không tiêu, chi thể nặng nề, bí tiểu tiện, đái giắt.

Ở Malaixia và Ấn Độ, rễ cây thường được dùng sắc uống trong trường hợp rối loạn đường tiết niệu, làm tăng lực, trị sốt và dùng điều kinh.

Ở Thái Lan cũng dùng rễ, thân và lá trị sốt. Ở Campuchia, người ta dùng thân và rễ hãm lấy nước uống lợi sữa. Thân cây được dùng phối hợp với những cây khác dùng chế thuốc súc miệng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More