10 November 2022

0 bình luận

Chè rừng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chè rừng

Tên tiếng Việt: Chè rừng, Dây lưỡi, Dây lức

Tên khoa học: Phyla nodiflora (L.) Greene

Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Công dụng: Giảm đau, sốt, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa viêm lợi, mụn nhọt, đau răng, đau khớp, đầy bụng, bỏng, ho ra máu, lỵ, zona, Eczema (cả cây).

 

 

Mô tả

  • Cỏ nhỏ sống dai, mọc bò lan. Thân cành gần như vuông, nhẵn có rễ phụ ở mấu.
  • Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình muỗng, có răng ở nửa trên, có lông nằm thưa.
  • Cụm hoa hình bông ở nách lá, đứng, có lá bắc kết lợp. Hoa nhỏ, trắng hay xanh xanh, đài và tràng có hai môi.
  • Quả nang hình trứng, nhẵn, rộng 1,5mm, nằm trong đài, khi khô có màu nâu đen.
  • Mùa ra hoa : tháng 4-8.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Phylae Nodiflorae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, cây được truyền vào và mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo. Có thể thu hái cây quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong cây có một chất đắng, còn có hai chất màu có bản chất glucosid là nodiflorin A và nodiflorin B. Lá chứa 8% tanin, 9% chất béo, còn có rutin, b-sitosterol.

Tính vị, tác dụng

Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau. Người ta cũng nhận thấy nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola.

Công dụng

Thường dùng chữa: Cảm sốt; Viêm hạnh nhân cấp (sưng amygdal); Viêm lợi có mủ, đau răng; Ho và ho ra máu; Lỵ; Chấn thương bầm giập.

Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, zona, eczema mạn tính, bỏng. Giã cây tươi để đắp ngoài. Nhân dân còn dùng cành lá nấu nước uống thay trà, làm thuốc giúp ăn uống dễ tiêu và dùng trong các trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ em. Cũng thường dùng chữa dị ứng (mày đay).

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây làm thuốc đắp trị mụn nhọt, lá và các chồi non pha nước cho trẻ em uống khi ăn uống không tiêu và cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ. Cây cũng được dùng trong chứng tắc niệu, tắc nghẽn ruột và đau khớp gối.

Đơn thuốc:

  1. Viêm hạnh nhân cấp: Lức dây 30-60g, chiết dịch cây dùng uống và ngậm.
  2. Lỵ: Lức dây tươi 120g sắc uống hoặc chiết dịch, thêm đường hoặc thêm mật ong uống.
  3. Viêm lợi có mủ: Lức dây, Rau má, Cỏ xước, Chua me đất hoa vàng, đều dùng tươi, mỗi vị 30g chiết lấy dịch uống.
  4. Mày đay: Dùng 50-100g cây khô sắc uống hàng ngày, hoặc dùng cây tươi giã nhỏ, thêm nước, lọc uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More