10 November 2022

0 bình luận

Chiêu liêu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chiêu liêu

Tên tiếng Việt: Chiêu liêu đen, Chiêu liêu gân đen, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu ổi, Bầu nâu

Tên khoa học: Terminalia nigrovenulosa Pierre.

Họ: Combretaceae (Bàng).

Công dụng: Ỉa chảy, kiết lỵ (Hạt, vỏ).

 

Mô tả

  • Cây gỗ lớn, rụng lá một phần, cao 10-30m, đường kính 0,5-1m, thường phân nhánh từ độ cao 6-10m, tạo thành nhiều thân. Vỏ thân màu xám nhạt có nhiều khoang trắng và đen.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình mác, gần như bầu dục, thon hẹp hai đầu, đai hơi bóng, hơi có chấm trắng ở mặt trên, dài 8-10cm, rộng 5-6cm, có hai tuyến hình chén ở mép lá và cách gốc cỡ 1cm.
  • Hoa nhỏ, trắng thành chùy kép, rậm hoa, dài 6cm, phủ lông hung.
  • Quả dài tới 25mm, có 3 cánh rộng 7-8mm, màu xanh tươi, khi khô màu đen, có một hột dài 4-7mm.
  • Mùa ra hoa : Tháng 5

Bộ phận dùng

Vỏ cây – Cortex Terminaliae.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Ðông Dương, mọc hoang ở vùng núi các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Ðắc Lắc, Tây Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai, Kiên Giang, An Giang, trên đất phù sa cổ hoặc bồi tụ, nhiều mùn. Khi dùng vỏ, bóc thành từng mảnh dài 30-40cm, rộng 4-5cm, dày 8-12cm, đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Vỏ Chiêu liêu nghệ cho 35% cao khô trong đó các acid cachontanic và phlobaphen, có tới 2% tanin và 10% oxalat calcium.

Tính vị, tác dụng

Chiêu liêu nghệ có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng phá huyết, hành huyết, thông kinh lạc, trục phong đờm.

Hoa Chiêu liêu nghệ – Terminalia nigrovenulosa

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Từ lâu, nhân dân Campuchia đã dùng nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng và lỵ. Người ta thường dùng liều 20-40g cao lỏng, hoặc 13g cao khô hay 50-100g cồn thuốc (1/5). Khi cần dùng mới chế thuốc vì dạng xirô chế bằng cao nước Chiêu liêu nghệ rất dễ lên men mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn. Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục, lậu ké; còn dùng làm thuốc giục.

Ghi chú:

Ðàn bà có thai không nên dùng

Ðơn thuốc: Chữa bệnh tiêu chảy, đi tiêu lỏng, đau bụng, ăn không tiêu, sình bụng, dùng Hậu phác (sao Gừng) 12g, vỏ Quýt (sao) 10g, đọt ổi 10g, Dứa gai 12g, Chiêu liêu đen hoặc vỏ Măng cụt 10g. Ðổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước. Uống ngày một thang (Kinh nghiệm ở An Giang)

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More