10 November 2022

0 bình luận

Chuối hột

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chuối hột

Tên tiếng Việt: Chuối hột, Chuối chát

Tên khoa học: Musa balbisiana Colla

Họ: Musaceae (Chuối)

Công dụng: Chữa đau bụng, ỉa chảy (Vỏ quả sắc uống). Hắc lào (Nhựa bôi). Sỏi đường tiết niệu (Quả). Quả phối hợp với ráy gai (Lasia spinosa) để chữa bệnh gout rất tốt.

 

Mô tả

  • Thân giả cao 2-4m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.
  • Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4- 5mm.

Bộ phận dùng

Quả, củ, thân – Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Ðông Dương và Malaixia, thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng

Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Người ta thường trồng chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác.
  • Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm. Bắp chuối dùng ăn gỏi. Quả chuối hột chín dùng ăn cũng như chuối trị bệnh đường ruột. Quả chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu.
  • Củ chuối hột thường dùng đắp trị bỏng lửa.
  • Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng; nước cây chuối hột dùng trị đái đường.

Ðơn thuốc

Chữa bệnh sỏi thận:

Thái mỏng 7- 8 quả chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3- 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3- 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Uống 1- 2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi.

Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.

Chữa tâm nhiệt phát cuồng:

Dùng thân cây chuối hột, nhét giun đất (Ðịa long) vào trong, nướng kỹ, vắt lấy nước cho uống.

Ðái đường:

Tìm cây chuối hột nào dạng nhú mọc bắp chuối độ 2 tấc, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.

Chữa kiết lỵ:

Vỏ chuối hột (40g) phơi khô sao hơi vàng, tán bột; quế chi (4g), cam thảo (2g) tán bột. Trộn đều 2 bột luyện với mật làm viên uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh nhiên.
Hoặc vỏ chuối hột 20g, rễ gai tầm xoọng 20g, vỏ quả lựu 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g phơi khô, thái nhỏ.

Sắc uống chữa kiết lỵ.: Củ chuối hột giã nát vắt lấy nước uống chữa sốt cao, mê sảng.

  • Hoặc: Củ chuối hột kết hợp với củ sả, tầm gửi gạo hay vỏ cây táo (mỗi thứ 4g) thái nhỏ sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml. Uống làm 1 lần trong ngày chữa lỵ ra máu.

Chữa ho:

Củ chuối hột kết hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 15g sắc uống.

An thai:

Củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc mỗi thứ 10-20g sao vàng sắc uống an thai. (Đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc)

Chữa răng đau:

Thân cây chuối hột còn non, cắt một đoạn nướng chín ép lấy nước ngậm.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More