10 November 2022

0 bình luận

Cỏ xước

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cỏ xước

Tên tiếng Việt: Cỏ xước, Hà ngù, Ngưu tất nam, Thín hồng mía (Dao), Nhả khoanh ngù (Tày), Co nhả lìn ngù (Thái)

Tên khoa học: Achyranthes aspera L.

Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

Công dụng: Lợi tiểu, tê thấp, chống co giật, sốt, sốt rét, cảm mạo, sổ mũi, lỵ, viêm màng tai, quai bị, viêm thận phù thũng, đái rắt, đái buốt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương.

 

 

Mô tả

  • Cây thảo sống hằng năm hay hai năm cao khoảng 1m.
  • Rễ nhỏ, cong queo, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, dài 10-15cm, đường kính 2-5mm. Lá mọc đối, mép lượn sóng.
  • Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20-30cm ở ngọn cây.
  • Quả nang, có lá bắc tồn tại thành gai nhọn. Hạt hình trứng dài.
  •  Mùa ra hoa : Tháng 7-12.

Bộ phận dùng

Toàn cây, chủ yếu là rễ – Radix Achyranthi Asperae.

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi trên các bãi cỏ, ven đường đi, bờ bụi. Cũng được trồng bằng hạt. Thu hái cây quanh năm chủ yếu vào mùa hè thu, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Cỏ xước chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ; 2,3% tro; 2,6% caroten, 2,0% vitamin C.

Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin).

Hạt chứa hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1%.

Tính vị, tác dụng

Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu.

Người ta đã biết là chất saponin trong rễ có tác dụng phá huyết và làm vón albumin. Cỏ xước còn có tác dụng chống viêm tốt ở cả giai đoạn mạn tính và cấp tính. Ở Ấn Ðộ người ta cho rằng cây có tính lọc máu, lợi tiểu, nước sắc rễ làm săn da, hạt gây nôn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ngọn và lá non vò kỹ, thái nhỏ, chần qua nước sôi, có thể xào hay nấu canh. Còn rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị:

  • Cảm mạo phát sốt, sổ mũi;
  • Sốt rét, lỵ;
  • Viêm màng tai, quai bị;
  • Thấp khớp tạng khớp;
  • Viêm thận phù thũng;
  • Tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt;
  • Ðau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều;
  • Ðòn ngã tổn thương.
  • Liều dùng: 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.

Ở Ấn Ðộ người ta dùng toàn cây trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban da, đau bụng và rắn cắn. Rễ được dùng sắc để thu liễm. Hạt được dùng trong chứng sợ nước.

Ðơn thuốc:

  1. Chữa sổ mũi, sốt; dùng Cỏ xước, lá Diễn, Ðơn buốt, mỗi vị 30g, sắc uống.
  2. Chữa quai bị, giã rễ Cỏ xước chế nước súc miệng và uống trong, bên ngoài giã lượng vừa đủ đắp.

Dân gian cũng dùng cành lá Cỏ xước cho vào chuồng lợn nái cho lợn sinh đẻ dễ.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More