10 November 2022

0 bình luận

Cốt khi thân tím

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cốt khi thân tím

Tên tiếng Việt: Cốt khí thân tím, Đoàn kiếm đỏ, Ve ve cái, Sơn thanh

Tên khoa học: Tephrosia purpurea (L.) Pers.

Tên đồng nghĩa: Cracca purpurea L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa đầy bụng, khai vị, điều kinh, lợi sữa (Rễ sắc uống).

 

 

Mô tả

Cây thảo cứng có gốc hoá gỗ cao 30-60cm. Lá kép lông chim lẻ; lá chét 9-13 (17), hình dài thuôn, thót lại đều đặn đến tận gốc, có lông mềm màu tro ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, các lá cuối cùng to dần lên. Hoa màu tím tía, có khía dọc xếp thành chùm thưa ở ngọn, đối diện với lá cuối cùng. Quả đậu gần nhẵn, dài cỡ 5cm, hơi cong hình cung, dẹt, xoắn lại giữa các hạt. Hạt 4-7, màu xám, hình bầu dục.

Ra hoa vào tháng 7.

Bộ phận dùng

Rễ, thân, lá – Radix, Caulis et Folium Tephrosiae Purpureae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở ruộng hoang hay dọc theo sông. Cũng thường được trồng lấy lá làm phân xanh. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái phiến phơi khô dùng.

Thành phần hóa học

Rễ chứa tephrosin, degnelin, isotephrosin, rotenon. Lá chứa khoảng 2% glucosid osyritin, 1,4% rutin. Quả chứa purpurin A, purpurin B và maximin có độc đối với cá.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng, lọc máu, trợ tim.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Đầy bụng trướng hơi, tiêu hóa không bình thường, viêm dạ dày, kiết lỵ mạn tính; dùng rễ khô 12-40g, sắc uống;
  • Cảm sốt (phong nhiệt cảm mạo); dùng toàn cây 20-40g sắc uống;
  • Lở ngứa, viêm da; dùng toàn cây nấu nước rửa.
  • Ở Ấn Độ, cây được xem như là bổ, lọc máu và dùng trị giun cho trẻ em; rễ cũng được dùng trị viêm màng nhĩ; vỏ rễ tươi rang lên, thêm ít hạt tiêu giã làm viên trị cơn đau bụng ngoan cố. Rễ cây và quả cũng được dùng để duốc cá.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More