10 November 2022

0 bình luận

Cúc mốc

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cúc mốc

Tên tiếng Việt: Cúc mốc, Ngải phù dung, Ngọc phù dung, Nguyệt bạch

Tên khoa học: Crossostephium chinense (A. Gray ex L.) Mak.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Lá ngậm chữa ho, tiêu đờm, lợi trung tiện, lợi kinh. Lá còn dùng chữa thổ huyết, bệnh sởi gây lở, ù tai và làm thuốc thông hơi, chữa bụng đầy trướng.

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỡ cao 10-50cm, cành phía gốc nhẵn, cành phía trên non gầy, phủ lông mềm trắng nhạt.
  • Lá phía dưới có 3 thùy nhỏ hình trứng thường hay hình thuẫn. Các lá phía trên nguyên, gần hình trứng có lông trắng ở hai mặt làm cho lá có màu trắng lục nhạt trông như lá mốc do đó có tên cúc mốc.
  • Cụm hoa hình đầu họp thành bông dày đặc. Lá bắc nhiều hàng. Hoa cái ở xung quanh, giữa có nhiều vảy ba cạnh, có phần dưới dính liền với nhau. Tràng hoa cái 2-3 răng, tràng hoa lưỡng tính 5 thùy. Nhị 5, bầu trứng ngược, nhẵn.
  • Quả đóng hình trứng ngược, hơi cong.
  • Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cúc mốc được trồng ở Việt Nam chủ yếu làm cảnh. Còn được trồng ở Trung Quốc, Philipin, Làm thuốc, người ta dùng lá và hoa tươi hoặc phơi hay sấy khô trong dâm mát.

Bộ phận sử dụng

Lá và hoa.

Thành phần hóa học

Trong lá và hoa có tinh dầu. Hoạt chất chưa biết.

Công dụng và liều dùng

  • Ngoài công dụng làm cảnh, lá và hoa cúc mốc được nhân dân dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, ho, ăn uống không tiêu, đau bụng. Có khi dùng chữa kinh nguyệt không đều. Lá giã nát dùng đắp mụn nhọt.
  • Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc hãm hay thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc có vị Cúc mốc

1. Bài thuốc chữa ho

  • Chuẩn bị: Lá húng chanh 20g và lá cúc mốc 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang trong liên tục 5 ngày.

2. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

  • Chuẩn bị: Ngải cứu 10g, lá ích mẫu 15g và lá cúc mốc 20g.
  • Thực hiện: Sắc nước còn lại khoảng 180ml, đem chia thành 3 lần uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi kinh nguyệt đều trở lại.

3. Bài thuốc trị ho ra máu

  • Chuẩn bị: Lá huyết dụ 8g, cỏ nhọ nồi 5g và lá cúc mốc 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, chia thành 3 lần dùng. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 7 – 10 ngày.

4. Bài thuốc trị chứng đầy hơi

  • Chuẩn bị: Gừng 3g, vỏ quýt 8g, lá cúc mốc 15g và hạt mít 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống ngày dùng 1 thang, chia thành 3 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More