10 November 2022

0 bình luận

Dạ hợp

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dạ hợp

Tên gọi khác: Hoa trứng gà.

Tên khoa học: Magnolia coco (Lour.) DC.

Tên đồng nghĩa: Liriodendron coco Lour.

Họ: Mộc lan (Magnoliaceae)

Công dụng: giải cảm, thông mũi, chữa sốt, thấp khớp mạn tính, đòn ngã tổn thương, khí hư bạch đới, thấp khớp mạn tính.

Mô tả

  • Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 – 4m. Cành nhẵn bóng, hơi có cạnh, có sẹo lá rải rác.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 15 – 17 cm, rộng 5 – 6 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, gân lá nổi rõ ở cả hai mặt; cuống lá dày, dài 8 – 10 mm.
  • Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng, rất thơm, có cuống ngắn và nhẵn; đài 6 răng hình mác thuôn, màu lục nhạt sau màu trắng, cánh hoa 6, xếp thành hai vòng; nhị nhiều, thụt, màu trắng, trung đới dày nạc, nhọn đầu; bầu nhắn, nhiều noãn.
  • Quả hình trứng, nhẵn, hơi dẹt.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 6.

Phân bố, sinh thái

Chi Magnolia L. có 12 loài ở Việt Nam, trong đó có một loài lai.

Theo nguyễn Tiến Bân (2003), cây dạ hợp mọc tự nhiên trong rừng thí sinh ở tỉnh Cao Bằng (Quảng Hoà); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Quảng Ninh (Hà Cối, Chúc Phai); Ninh Bình (Cúc Phương, Phúc Nhạc). Song trong quá trình điều tra dược liệu ở Việt Nam, chúng tôi chưa có dịp thu thập được mẫu cây từ hoang dại, mà chủ yếu thấy trồng làm cảnh ở đình, chùa hay rải rác ở các nhà dân (miền Bắc). Về vấn đề này, Võ Văn Chi (1997) cho rằng dạ hợp là cây nhập trồng từ Trung Quốc.

Dạ hợp là loại cây bụi nhỏ hoặc bụi lớn, phân cành nhiều. Cây ưa ẩm và ưa sáng, song cũng có thể hơi chụi bóng, khi được trồng ở vườn nhà. Dạ hợp ra hoa quả nhiều hằng năm, hoa nở vào sau nửa đêm, có mùi thơm và tự thụ phấn. Hiện tại chưa quan sát được cây con mọc từ hạt. Trong nhân dân, người ta thường trồng dạ hợp bằng cách chiết cành.

Bộ phận dùng

Hoa và thân cây

Thành phần hóa học

Chủ yếu là nhóm chất lignan và neolignan.

Tính vị công năng

Nụ hoa dạ hợp có vị cay, tính ấm, có tác dụng lý khí, khai khiếu, giải biểu, chỉ thống.

Công dụng

Nụ hoa dạ hợp hãm uống để giải cảm, thông mũi với liều 4-9g một ngày.Hoa thơm để ướp trà và trang trí.

Các bộ phận khác của cây dùng để chữa sốt, thấp khớp mạn tính, đòn ngã tổn thương, khí hư bạch đới, thấp khớp mạn tính, đòn ngã tổn thương, với 15-20g sắc uống.

Hoa thơm để ướp trà và trang trí.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More