Mô tả cây
- Cây to, cao 10 – 20 m. Thân mọc thẳng, nhẵn, phân nhiều cành loà xoà.
- Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình mác, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, dài 10 – 20 cm, rộng 3 – 10 cm, mép nguyên, hai mặt nhẫn.
- Cụm hoa khác gốc gồm hoa đực và hoa cái, đều mọc ở kẽ lá, lá kèm nhỏ; hoa đực đơn độc hoặc tụ họp 3 – 6 cái, hoa cái to hơn hoa đực.
- Quả mọng, gần hình cầu, đường kính 2 – 5 cm, có đài tồn tại, gồm 4 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt.
- Mùa hoa: tháng 11 – 12, mùa quả: tháng 4-5.
Phân bố, thu hái và chế biến
Chi Garcinia L. là chi có nhiều loài nhất trong họ Clusiaceae ở Việt Nam, với tổng số 29 loài. Loài đằng hoàng trên mới chỉ thấy phân bố ở các tỉnh phía Nam như: Gia Lai (Măng Yang, Đắk Đo Kon Hà Nùng); Đắk Nông (Đắk Mil, Nam ĐH Đức Minh); Đồng Nai (Trảng Bom) và Kiến Giang (đảo Phú Quốc). Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Malaysia (Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, 2003).
Đằng hoàng là loại cây gỗ nhỡ ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Cây mọc rải rác ở rừng kín thường xanh, nhất là ở cửa rừng và dọc theo các bờ khe suối. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng do cải mọc gần bờ suối hay cửa rừng nên khi quả và rụng xuống thường bị nước cuốn trôi.
Gỗ đằng hoàng mềm nên không được chủ nhiều trong khai thác.
Thành phần hóa học
Nhựa đằng hoàng chứa nhiều hợp chất xanthon đa số các chất này có tác dụng sinh học quan trọng.
Tác dụng dược lý
Acid gambogic là một hợp chất xanthon và là thành phần có hoạt tính tách chiết từ nhựa các loài cây Garcinia khác nhau, trong đó có cây đằng hoàng, đã được đánh giá về tính ổn định trong nhiều điều kiện thử nghiệm.
Acid gambogic đã được phát triển thành một thuốc chống ung thư để thử nghiệm lâm sàng.
Cao chiết với ethyl acetat từ đằng hoàng được đánh giá về tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt trên các mô hình thực nghiệm trong động vật.
Đã nhận xét thấy cao chiết này có tác dụng ức chế giai đoạn viêm cấp tính thể hiện trên thử nghiệm phù tai gây bởi ethyl phenylpropriolat và phù bàn chân gây bởi carragenin ở chuột cống trắng. Tuy vậy, cao chiết này không ức chế phù bàn chân chuột gây bởi acid arachidonic. Trong mô hình viêm bán cấp, cao chiết đằng hoàng gây giảm có ý nghĩa cả hai giai đoạn thấm dịch và tăng sinh trong thử nghiệm trên mô hình u hạt gây bởi viên bông, và cũng làm giảm hoạt tính của phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột cống trắng trong mô hình này.
Trong thử nghiệm giảm đau, cao chiết đằng hoàng gây tác dụng ức chế đáp ứng quặn đau gây bởi acid acetic và ức chế cả hai giai đoạn sớm và muộn của thử nghiệm formalin. Ngoài ra, cao này còn có tác dụng rất tốt hạ sốt trong thử nghiệm gây sốt cho chuột bằng men bia. Có thể các hoạt tính chống viêm giảm đau và hạ sốt của cao đằng hoàng là do ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin (Pathong A. et al., 2007).
Công dụng
Đằng hoàng vị chua chát, có độc tính cao, tác dụng tẩy xổ mạnh. Nếu dùng hơi quá liều thì gây viêm ruột, chảy máu ruột nôn mửa đau bụng, hôn mê mà chết nên đẳng hoàng được dùng chủ yếu để chữa bệnh ngoài da, sát trùng, dùng bôi mụn nhọt, vết thương.
- Trong y học dân gian Thái Lan, nhựa vỏ cây đằng hoàng được dùng ngoài trị vết thương nhiễm khuẩn và dùng trong trị phù.
- Nó được dùng trong thú y làm thuốc tẩy mạnh. Liều cao có thể gây buồn nôn, nôn và đau bụng quặn. Nó thường được phối hợp với các thuốc tây khác như lô hội hoặc caloel để làm tăng tác dụng (Panthong A, et al., 2007).