10 November 2022

0 bình luận

Đậu vuông

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đậu vuông

Tên gọi khác: Đậu rồng

Tên khoa học: Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Dolichos tetragonolobus L., Botor tetrageoloha (L.) Kuntze

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: làm rau ăn, chữa cuống họng sưng đau, miệng hôi, đau răng, viêm đau đường tiết niệu.

Mô tả

  • Cây cỏ, sống hàng năm, có rễ củ. Thân cành nhẵn, có khía.
  • Lá mọc so le, có 3 thuỷ, lá chét hình tam giác nhọn, dài 6 – 9 cm, rộng 4 – 8 cm, mặt dưới rất nhạt, gân chính 3; cuống lá kép dài 1,2 – 1,4 cm; lá kèm hình nửa mũi tên, tù.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có cuống dài 13 – 20 em, mang 3 – 6 hoa, cách nhau; lá bắc nhỏ, hình bầu dục, tù; hoa màu tím, đài hình chuông, nhẵn, 4 răng đều; trắng có cánh bằng nhau, cảnh có hình mắt chim, có 2 tại nhỏ, các cánh bên hình trái xoan, cánh thia gần tam giác, hơi cong, có tai tròn, nhị 1 bó, bầu nhẵn, hình vuông, chứa 13 noãn.
  • Quả đậu, dài 15 – 30 cm, rộng 3 cm, có 4 cánh, thắt lại ở hai đầu, cánh dài bằng chiều rộng của quả, có răng, hạt gần hình cầu hoặc hình trứng, hơi dẹt, màu mận.

Phân bố, sinh thái

Ở Việt Nam, đậu vuông được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, ở các tỉnh phía Bắc ít hơn. Có thể cây được nhập vào Việt Nam khoảng vài chục năm trở lại đây. Cây thường được trồng rải rác ở vườn gia đình để lấy quả non làm rau ăn.

Bộ phận dùng:

Hạt, quả non, củ (rễ)

Thành phần hoá học

  • Hạt chứa 32 – 36% protid, 13 – 17% lipid, 26 – 33% carbohydrat. Hàm lượng Ca trong hạt cao.
  • Thân và lá chứa 6,3% protein, 1% chất béo, 7,9% carbohydrat, 4,1% chất xơ, 0,37% Ca, 0,12P. Ngoài ra thân có acid hydrocyanic.
  • Quả chứa nhiều pterocarpa trog đấy. phaseo – lidin – 9 -hydroxy-3-methoxy pleno carpan vál – methoxy – 3.9 -dihydroxy-19.
  • Rễ có thể ăn được nhưng phải luộc lâu mới chín. Rễ khô chứa 24,6% protein, 24,6% chất béo, 56,1% carbohydrat, 5,4% chất xơ.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kết tụ hồng cầu

Isolectin L – 1 chiết được từ hạt cây đậu vuông có tác dụng kết tụ hồng cầu khá mạnh trên hồng cầu người típ A (Rastogi và Mehrotra, 1998, Compendium of Indian medicinal plants, Vol 5, Nise – New Delhi; Chem. Abstr., 1994, 121, 276764b).

  • Tác dụng ức chế proteinase, trypsin, chymotrypsin
  • Hoạt tính proteinkinase
  • Hoạt tính lipoxygenase
  • Tác dụng dinh dưỡng

Duke đã tập hợp tài liệu, thấy hoa, quả non, hạt và rễ đậu vuông có các tác dụng sau: chống bệnh bạch cầu, chống sốt rét, chống viêm, chống u, độc tế bào, giảm đau, kháng HIV, kháng melanin, kháng khuẩn, kháng virus, kích dục, thanh lọc máu, trừ giun và ức chế phospholipase A2 [Duke JA.. 2002. Handbook of medicinal
herbs, 2nd ed.. CRC Press, Boca Raton – London – New York – Washington DC).

Tính vị, công năng

Rễ củ đậu vuông có vị hơi chát, có tác dụng lợi thuỷ, chỉ thống.

Công dụng

Rễ củ đậu vuông được dùng chữa cuống họng sưng đau, miệng hôi, đau răng, viêm đau đường tiết niệu. Ngày 9 – 15g, có thể đến 60g, sắc uống.

Dùng ngoài, lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp để chữa mụn nhọt, đau mắt do viêm hoặc có mủ.

  • Quả non để cả vỏ dùng làm rau ăn, luộc chín hoặc xào. Có thể ăn sống với mắm hoặc cá kho.
  • Lá non và nụ hoa cũng giàu protein và vitamin, luộc, nấu canh hoặc ăn sống, thường trộn lẫn với các loại rau sống khác.
  • Củ đậu vuông có thể ăn sống, nhưng thường nấu chín cũng tăng khẩu phần protein.
  • Hạt đậu vuông là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các cháu bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Bột chế từ hạt đậu vuông có thể thay thế sữa, chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em. Trước khi làm thành bột, cần diệt hết lipoxygenase bằng cách ninh, hấp hoặc sấy kỹ.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ để kích dục, làm ngừng chảy máu mũi, nhưng cho rằng rễ có độc (Nadkani, 1999, Indian materia medica, Bombay, India).

Ở Indonesia, lá là một thành phần trong bài thuốc để chữa bệnh đậu mùa. Nước sắc của lá rửa mắt, rửa tai khi bị viêm hoặc mưng mủ. Lá tươi nghiền nát đắp trị mụn nhọt, lở loét ngoài da. Rễ chế thành thuốc đắp điều trị chóng mặt (Perry và Metzger, 1980, Med.plants of East and Southeast Asia, The MIT Press, Cambridge – Massachusetts – London).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More