10 November 2022

0 bình luận

Dây bánh nem

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây bánh nem

Tên tiếng Việt: Dây bánh nem, Rễ vàng, Dây gan, Chửa vàng phùi (Thái)

Tên khoa học: Bowringia callicarpa Champ. ex Benth.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa lở đầu (Rễ nấu đặc bôi). Tê thấp (Rễ).

 

Mô tả cây

  • Bụi dạng dây leo, có nhánh nhẵn, có thể dài tới 20-25m.
  • Lá chét thon, dai, dài 6-13cm, rộng 2,5-4cm, tròn ở gốc, nhọn nhiều hay ít, tù hay nhọn sắc ở đầu, nhẵn cả hai mặt; cuống dài 1,2-3cm, phình ở hai đầu.
  • Cụm hoa ở nách lá, dạng ngù, dài 2-5cm.
  • Hoa có cuống mảnh; đài dạng đấu, có 5 răng rất nhỏ; tràng hoa trắng, dài 13-15mm; nhị thành 2 bó; bầu có cuống, chứa 4-6 noãn.
  • Quả đậu hình thoi, dạng màng dài 2,5-3cm, rộng 1,5cm, chứa 1-2 hạt màu đỏ, bóng.
  • Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-11.
  • Dễ nhầm với cây hoàng đằng vì rễ cũng có màu vàng.

Phân bố, sinh thái

  • Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaixia. Thường mọc dưới tán rừng, rú bụi, dọc các sông suối từ 500m tới độ cao 1100m, nhiều nơi ở các tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Hưng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An tới Quảng Nam – Đà Nẵng, Kontum.
  • Ra hoa quả ít, quả khi già trở nên khô xác, tự mở hạt thoát ra ngoài, gặp mưa lũ thường bị cuốn trôi. Cây có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
  • Thu hái rễ quanh năm, phơi khô.

Bộ phận dùng

Rễ

Thành phần hoá học

  • Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về thành phần hoá học của dây bánh nem.
  • Gần đây, một số tác giả người Anh đã xác định trong một số loài mọc ở Tây Phi có chứa chất thuộc nhóm oligosacarid có tác dụng ức chế HIV. Đặc biệt là các chất thuộc nhóm oligomanosid.

Tính vị, công năng

Dây bánh nem có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết.

Công dụng

  • Rễ sắc uống chữa tê thấp; có thể phối hợp với một số vị thuốc khác (như rễ Kim sương). Liều dùng 6-12g. Rễ nấu đặc lấy nước bôi chữa chốc lở, mụn nhọt.
  • Ở Trung Quốc, rễ và lá dây bánh nem được dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, sốt nóng, phát ban do huyết nhiệt.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More