10 November 2022

0 bình luận

Dây khai

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây khai

Tên tiếng Việt: Dây khai, Dây vàng hoan, Dây cổ rùa, Dây họng trâu, Rễ khai

Tên khoa học: Coptosapelta flavescens Korth.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Chữa vết thương phần mềm, phong thấp, đau nhức gân xương (Rễ).

 

Mô tả cây

  • Dây leo dài 5-10m, cành tròn màu xám có lông mịn, sau chuyển sang màu nâu sẫm, nhẵn bóng.
  • Lá mọc đối, nguyên hình trái xoan hoặc thuôn, dài 4-9cm, rộng 3-6cm, gốc tròn, chóp nhọn có lông trên các gân ở mặt dưới, lá kèm rụng sớm.
  • Cụm hoa ở ngọn, hình xim dài 6-8cm, có lông; hoa màu vàng tươi, mùi thơm hắc.
  • Quả nang có núm nhọn ở đầu, nhẵn, chia 2-3 mảnh, chứa nhiều hạt có cánh.
  • Rễ chặt ra có mùi khai nồng, rất khó chịu nên có người còn gọi là cây rễ khai.
  • Hoa tháng 9-12, quả tháng 1-4.
  • Tránh nhầm lẫn với cây dây khay (Millettia) được dùng để duốc cá.

Phân bố, sinh thái

  • Loài phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở nước ta, Dây khai mọc khá phổ biến ở vùng rừng núi các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Đồng Nai. Thường gặp ở các rừng mưa nhiệt đới, ở ven rừng, bờ nương rẫy.
  • Dây khai là cây ưa sáng, thường mọc ở loại rừng cây lá rộng thường xanh ẩm còn nguyên sinh hay mới trở nên thứ sinh, đất còn tương đối màu mỡ.
  • Dây khai ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây tái sinh khoẻ. Có thể khai thác rễ khai quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Nguồn trữ lượng dây khai ở các tỉnh phía nam khá dồi dào, ước tính có thể tới hàng ngàn tấn.

Bộ phận dùng

Rễ. Dược liệu có mặt ngoài màu vàng nhạt.

Thành phần hoá học

Sơ bộ phân tích thấy trong rễ không có alcaloid, tinh dầu, đường với tỷ lệ thấp.

Tính vị, công năng

Vị đắng, hơi ngọt, mùi khai hắc đặc biệt, tính bình, chỉ mới biết có tác dụng kháng khuẩn rõ.

Công dụng

  • Đồng bào dân tộc Re ở Quảng Ngãi, Bình Định cho đến Ninh Thuận đều có kinh nghiệm dùng nước sắc rễ Khai để rửa các vết thương do chém, chặt, bị chông, làm cho vết thương sạch mủ, chóng sinh cơ, lên da non. Cũng dùng chữa thấp khớp đau mình mẩy, lưng và đầu gối mỏi, vết tụ máu bầm tím. Dùng xông chữa cảm cúm. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc bổ máu, thông kinh, trừ thấp nhiệt, phù thũng, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho có nhiều sữa, máu huyết lưu thông, da dẻ hồng hào. Người ta còn sử dụng làm thuốc chữa viêm xoang mũi và phù thận. Thường dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay cao đặc, thuốc bột để uống. Còn dùng rễ tươi giã đắp ngoài, hoặc dùng rễ nấu nước rửa vết thương chống nhiễm trùng.
  • Ở Malaysia, rễ khai được dùng dưới dạng nước sắc làm thuốc diệt giun, chữa đau bụng, sốt, viêm loét mũi. Còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ.

Bài thuốc có dây khai:

Chữa tê thấp, đau mình mẩy, lưng gối nhức mỏi, sưng giập, tụ máu, bầm tím:

Rễ khai 100g, rễ cỏ xước hay ngưu tất 100g, rễ thổ nhân sâm 50g. Rễ khai và rễ cỏ xước nấu thành cao còn 50g rễ thổ nhân sâm phơi khô, tán bột. Trộn cao với bột thành bánh. Ngày dùng 5-10g, chia làm 2 lần, hãm với nước sôi trong 30 phút. Để nguội thêm đường uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More