10 November 2022

0 bình luận

Địa Liền

10 November 2022

Tác giả: thuc


Địa Liền

Tên tiếng việt: Địa liền, Sơn nại, Tam nại, Củ thiền niền, Co xá choóng (Thái), Sa khương

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Công dụng: Chữa ngực, bụng lạnh đau, thổ tả, nôn, cảm sốt, nhức đầu, tê thấp đau nhức (Thân rễ sắc hoặc tán bột uống, xoa bóp).

 

 

Mô tả cây

  • Cây thảo, sống lâu năm, không có thân. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng mọc nối tiếp nhau, có nhiều vân ngang.
  • Lá 2-3 cái hình trứng gần tròn, xòe rộng sát mặt đất, đầu tù rồi thuôn nhọn, gốc thuôn hẹp thành một cuống ngắn rộng có rãnh, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn, mép mỏng màu đỏ, hai mặc có nhiều chấm hình tròn, phiến lá dài 8-10cm, rộng 6-7cm.
  • Cụm hoa không cuống, nằm ẩn trong bẹ lá; lá bắc hình mũi mác nhọn; hoa 6-12 cái, xếp thành hình bánh xe, màu trắng có đốm tím ở giữa; đài có 3 răng dài, hẹp và nhọn; tràng có ống, dài mang 3 thùy; nhị không có chỉ nhị, bao phần có 2 ô song song; có nhị lép, cánh môi to chẻ thành 2 thùy. Toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Tránh nhầm lẫn với cây Kaempferia angustifolia mà nhân dân Phú Thọ cũng gọi là địa liền.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta. Cây còn mọc ở Cam puchia, Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây, Vân nam, đài loan), Malaixia, Ấn Độ.

Thu hái:

  • Từ tháng 12-3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.
  • Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.

Thành phần hoá học

Thân rễ địa liền khô chứa 2,4-3,9% tinh dầu. Thành phần chủ yếu là acid p-methoxycinamic, ethylcinamat và p-methoxy ethylcinamat.

Tác dụng dược lý

Tác dụng giảm đau:

Trên mô hình gây đau nội tạng bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0,6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để tạo nên những cơn đau quặn, địa liền dùng với liều 5g/kg thể trọng, bằng đường uống, một giờ sau khi dùng thuốc làm giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau.

Tác dụng chống viêm:

Trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin 10%, địa liền có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Tác dụng hạ sốt:

Địa liền với liều 5g/kg bằng đường uống, sau 2 giờ khi uống thuốc, làm hạ sốt 0,4-0,5 độ so với lô đối chứng.

Tính vị, công năng

Theo tài liệu cổ địa liền có vị cây, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp. Tác dụng chữa ngực bụng đau lạnh, đau răng.

Công dụng

Địa liền thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, làm cho ăn ngon, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa phù tê, tê thấp nhức đầu, đau nhức.

Ngày dùng 2-4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha chè mà uống, còn dùng trong kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo chống nhậy.

Đơn thuốc có địa liền

Địa liền 2g, quế chi 1g, hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh (Diệp Quyết Tuyền).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More