10 November 2022

0 bình luận

Đỗ trọng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đỗ trọng

Tên tiếng việt: Đỗ trọng , Dang ping (Tày)

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv

Họ: Eucommiaceae (Đỗ trọng)

Công dụng: Chữa đau lưng mỏi gối, tê thấp, tê phù, cao huyết áp, di tinh, liệt dương, hay đi đái đêm, bại liệt, phụ nữ có thai đau bụng, động thai ra huyết (Vỏ sắc uống).

 

 

 

Mô tả cây

  • Đỗ trọng là một cây to hay nhỏ, có thể cao tới 10-20m, luôn luôn xanh tươi.
  • Liên xô cũ đã biến cây này thành cây nhỏ cao 3-5m để tiện cho việc thu hoạch: lá mọc so le, hình ứng rộng, đầu lá nhọn, gốc lá tròn, mép lá có răng cưa, khi đứt lá làm 2-3 mảnh sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh lá đó liền nhau, phiến lá rộng 3,5-6,5cm, dài 13cm. cuống lá ngắn 1-1,5cm. Hoa đơn tính, hoa đực hoa cái khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi dài 3cm, rộng 1cm dẹt, đầu quả xẻ làm 2 thành hình chữ V

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây đỗ trọng hiện chưa thấy mọc hoang ở Việt Nam. Năm 1958 chúng tôi đưa giống của Trung Quốc về trồng nhưng chưa thành công. Năm 1965 chúng tôi đã trồng thử đỗ trọng bằng hạt ngay tại Hà Nội, cây mọc và phát triển rất tốt, đến tháng 9/1969 cây vẫn sống
  • Cây mọc được cả ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai). Gần đây ở Việt Nam đã trồng nhiều hơn, tuy nhiên số lượng chưa đủ nên hiện nay vị đỗ trọng chính thức vẫn phải nhập. Trên thị trường có bán nam đỗ trọng là vỏ của những cây khác, nên chú ý để tránh nhầm lẫn (xem chú thích ở dưới)
  • Đỗ trọng được trồng ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, ..v.v) và ở Liên Xô cũ (miền Nam)
  • Vào mùa hạ, bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho phẳng, xếp thành đống, chờ 6-7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu bấy giờ mới đem phơi khô. Vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt, khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành

Thành phần hóa học

  • Đỗ trọng được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa của nó có tính chất như cao su
  • Theo J. Parkin (1921) trong đỗ trọng có 5% độ ẩm; 2,5% tro, 70% nhựa và 22,5% gutta pecka. Tuy nhiên chất gutta pecka này có tính chất đàn hồi kém gutta pecka thật, việc chiết xuất lại khó khăn, hiệu suất thu được chỉ 2% trong khi chiết xuất ở các cây khác có gutta pecka hiệu suất thu được cao gấp 2-3 lần. Từ sau đại chiến lần thứ 2, Liên Xô cũ trồng rất nhiều ở vùng Capcado để lấy chất gutta pecka. Theo sự nghiên cứu của các nhà bác học Liên Xô cũ trong vỏ cây đỗ trọng có 3-7% chất có tính chất của gutta pecka , trong lá có 2%, trong quả có 27,34%. ở nhiệt độ 45-700, chất gutta pecka của đỗ trọng có tính chất dẻo rất cao, khả năng chịu nước biển và độ cách điện cũng cao do đó dùng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới biển
  • Ngoài chất như gutta pecka trong đỗ trọng có chứa chất màu, chất anbumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ
  • Trong lá có tanin và nhựa. không có ancaloit. Dù sao hoạt chất cũng chưa rõ

Tác dụng dược lý

  • N.V.Sapdinscoi (Phòng dược lý viện VNIFI, Liên xô cũ-1950) đã nghiên cứu và xác định vị đỗ trọng không có độc
  • Với liều vừa phải, có tác dụng kích thích. Với liều cao có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, nhất là vùng vỏ não. Tác dụng hạ huyết áp do tác dụng trên trung tâm vận mạch ở hành tủy và trên mê tẩu thần kinh (nerf vague). Đỗ trọng còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp củ cơ tim. Nước sắc đỗ trọng tăng lượng nước tiểu đối với chuột bạch và tăng sức đối với cơ nhẵn của sừng tử cung và ruột

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ

  • Đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm
  • Trong Bản thảo cương mục có chép: Bàng Nguyên Anh kể lại: xưa có người thiếu niên mới lấy vợ bị bệnh yếu chân đi không được, uống các thuốc không khỏi, sau có lương y Tôn Lãm bắt mạch đoán rằng bệnh đó là do thận hư, cho uống đỗ trọng chỉ trong 10 ngày là khỏi”. dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng: ngày uống 5-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu Tại Liên Xô cũ từ năm 1951 đã công nhận đỗ trọng là một vị thuốc chính thức để điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc rượu đỗ trọng (20% trong rượu 300)

Đơn thuốc có đỗ trọng

  • Theo Liên Xô cũ: cao lỏng đỗ trọng: 25g; mỗi lần uống 15-30 giọt, ngày 2-3 lần.
  • Rượu đỗ trọng: 15g mỗi lần dùng 15-30 giọt, ngày 2-3 lần
  • Đơn thuốc trong đông y: chữa các bệnh sau khi sinh nở, thai không yên: đỗ trọng (cạo vỏ, sắc) giã với táo đỏ Trung Quốc (táo tầu) viên bằng hạt đậu, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên

Chú thích 

  • Hiện nay ở Việt Nam, ta đang khai thác vỏ một số cây với tên nam đỗ trọng: vỏ dày, tơ ít và ngắn hơn. Không phải vị đỗ trọng nói ở trên. Cần nghiên cứu để xác định lại tên và giá trị chữa bệnh
  • Theo các tài liệu cũ (Petelot, 1953) ở nước ta có khai thác vỏ cây cao su với tên đỗ trọng Parameria glandulifera Benth thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Ngay ở Trung Quốc, một số tỉnh cũng dùng với tên đỗ trọng vỏ một cây khác thuộc chi Evonymus hoặc Celastrus thuộc họ Vệ mâu Celastraceae

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More