10 November 2022

0 bình luận

Đơn Châu Chấu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đơn Châu Chấu

Tên tiếng việt: Đơn châu chấu, Cây răng, Cây cuồng, Đinh lăng gai, Cẩm giàng (Tày)

Tên khoa học: Aralia armata (Wall.) Seem.

Tên đồng nghĩa: Panax armatum Wall. ex G. Don

Họ: Araliaceae (Nhân sâm)

Công dụng: Cả cây chữa phong thấp tê bại, phù thũng; lá và rễ chữa rắn cắn. Rễ sắc hoặc ngậm chữa viêm amygdal, viêm họng, thấp khớp, viêm gan cấp, viêm bạch hầu, viêm thận phù thũng, viêm sưng vú, vết

 

 

1. Mô tả:

Cây nhỏ hoặc cây bụi, cao 1 – 2m, thân cành cứng, phân cành toả rộng, phủ đầy gai cong, lá to mọc so le, kép 2 – 3 lần lông chìm, lá chét hình trái xoan hay hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có gai nhỏ trên các gân, cuống lá có bẹ to, nhiều gai nhọn sắc, lá kèm nhỏ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùy dạng tán, phân nhánh nhiều, phủ đầy gai, hoa nhỏ mầu vàng nhạt hoặc lục vàng, đài có 5 răng hình tam giác, tràng 5 cánh hẹp, nhị 5, bầu hình trứng, 5 ô.

Quả hạch, hình tròn, khi chín màu đen, dài 3 – 4 mm

Mùa hoa quả: tháng 7 – 9.

2.  Phân bố, sinh thái:

Chu Aralia L., có trên 50 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 14 loài Loài đơn châu châu tồn tại dưới hai thứ là: Aralia armata (Wall ex G Don) Seem. var armata và A, armata (Wall ex G Don) Scem. var pubescens Ha – thứ sau mới chỉ phát hiện ở Việt Nam vào năm 1974 . Còn var. armata có vùng phân bố rộng rãi hơn từ Trung Quốc, xuống Việt Nam, Lào, Thái Lan, và Malaysia.

Ở Việt Nam, đơn châu châu phân bố tương đối rộng rãi từ vùng núi có độ cao khoảng 1500m, đến trung du và đôi khi cả ở vùng đồng bằng. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng nhất là ở thời kỳ cây con, thường mọc ở ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, trên nương rẫy đã bỏ hoang lẫn với những loại cây bụi khác. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè thu: sau khi quả chín, có hiện tượng rụng lá vào mùa đông, nhất là đối với những cây (thuộc var. pubescens) sống ở vùng núi cao. Đơn châu chấu có nhiều hoa, quả. Quả chín rụng xuống đất hoặc bị chim ăn. Cây con mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ được thấy vào tháng 4 – 5. Đơn châu châu có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt phát.

3. Bộ phận dùng:

Rễ, thu hái quanh năm, rửa sạch phơi phơi hoặc sấy khô.

4. Thành phần hóa học:

Lá đơn châu chấu chứa nước, protid, glucid, xơ, tro, caroten, vitamin C. Rễ chứa nhiều saponin triterpin.

Vỏ rễ  đem chiết với methanol, hỗn dịch cao methanol đem chiết với ether, rồi chiết với butanol bão hòa nước, phần butanol làm sắc ký lấy riêng được 17 saponin kiểu olean.

Rễ con chứa tinh dầu, là một chất lỏng linh động màu da cam, tỷ trọng 0,83, thành phần chủ yếu là camphol.

5. Tác dụng dược lý:

Vỏ rễ đơn châu chấu có những tác dụng:

  • Chống viêm, đặc biệt tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm.
  • Gây thu teo tuyến ức rõ rệt, tác dụng này là một đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch.
  • Kích thích sự chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro, điều này chứng tỏ đơn châu chấu có tác dụng kích thích miễn dịch.
  • Có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen trên động vật thí nghiệm.
  • Kháng khuẩn đối với phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Các saponin triterpen và genin acid oleanolic từ rễ đơn châu chấu là thành phần có hoạt tính chống viêm cấp, viêm mạn và gây thu teo tuyến ức chuột cống trắng đực non.

Vỏ rễ đơn châu chấu đã được nghiên cứu ứng dụng điều trị 50 bệnh nhân viêm màng bồ đào, trong đó, có các thể viêm mống mắt thể mi cấp, viêm màng bồ đào toàn bộ và viêm hắc võng mạc, kết hợp với nhỏ atropin để chống dính. Loại bệnh có kết quả sau khi dùng đơn châu chấu là viêm mống mắt thể mi cấp, loại bệnh đó là viêm màng bồ đào toàn bộ và viêm mống mắt, còn bệnh viêm hắc võng mạc không thay đổi rõ về thực thể. Đơn châu chấu không gây phản ứng phụ.

Trên thế giới, một số loài Aralia khác đã được nghiên cứu về dược lý và ứng dụng điều trị, chúng ta có thể tham khảo để nghiên cứu đối chiếu với đơn châu chấu:

  • Cao cồn rễ Aralia mandshurica có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng vận động và tăng mức độ kích thích phản xạ và làm rút ngắn thời gian giấc ngủ gây bởi thuốc ngủ trên động vật thí nghiệm. Nó phần nào có tác dụng cường tim và không làm hạ mức đường máu trên động vật gầy tăng đường máu với adrenalin và aloxan.
  • Các saponin triterpen của A mandshurica ít độc. các aralosid A, B, C từ rễ cây này có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và tác dụng cường tim.

Cồn thuốc rễ A. mandshurica đã được điều trị cho những bệnh nhân về tâm thần và thần kinh. Thuốc có tác dụng bổ và điều hoà hệ thần kinh trung ương trong các chứng bệnh suy nhược tâm thần, trầm cảm, suy nhược tâm thần sau khi bị chấn thương, hội chứng suy nhược tâm thần do bị những bệnh thần kinh mạn tính, đặc biệt trong bênh viêm màng nhện sau khi bị cúm, liệt đương. Thuốc còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch và không gây tác dụng phụ.

6. Công dụng:

Trong nhân dân, rễ đơn châu chấu được dùng sắc uống và ngậm để chữa ho, viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra, còn chữa thấp khớp, rắn cắn, bí đái, sưng vú, phù thang, sốt rét cơn, bạch hầu. Ngày dùng 15 – 20g có khi tới 30g. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc có đơn châu chấu:

  1. Chữa sưng vú: Rễ đơn châu chấu, vỏ cây sảng, lá mua đỏ, bồ công anh, kìm ngân, mỗi thứ 20 – 30g. Giã với muối, trộn nước vo gạo. Đắp vào chỗ sưng.
  2. Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: Rễ đơn châu chấu, vỏ cây khế chua, mỗi vị 8 – 12g. Sắc uống.
  3. Chữa phù thũng: Rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối say 3g, sao vàng sắc uống.
  4. Chữa hen: Rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g thái nhỏ, phơi khô sắc uống.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More