10 November 2022

0 bình luận

Đùm đũm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đùm đũm

Tên tiếng việt: Mâm xôi, Đùm đũm, Đùm hương

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Giải nhiệt, lợi tiểu, đầy bụng, thận hư, hoạt tinh, di tinh, viêm gan, viêm vú (Quả, Lá sắc uống).

 

 

Mô tả cây

  • Cây bụi nhỏ, thân leo có gai và dẹt. Cành mọc vươn dài, có nhiều lông.
  • Lá đơn, mọc so le, hình bầu dục, hình trứng hoặc gần tròn, chia nhiều thùy nông không đều, gân chân vịt, mép khía răng, mặt trên màu lục sẫm phủ lông lởm chởm, mặt dưới có nhiều lông mềm, mịn màu trắng xỉn; cuống lá dài cũng có gai; lá kèm sớm rụng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm ngắn; lá bắc giống lá kèm; hoa màu trắng; lá đài 5 có lông.; cánh hoa 5 mỏng hình cầu; nhị rất nhiều thường dài bằng cánh hoa, chỉ nhị dẹt; lá noãn nhiều.
  • Quả kép, hình cầu, khi chín màu đỏ, ăn được.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-9.

Phân bố, sinh thái

Ở Việt Nam, chi Rubus L. có 50 loài, trong đó đùm đũm là loài phân bố tương đối rộng ở khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc chùm lên các cây bụi và dây leo khác ở ven rừng.

Bộ phận dùng:

Cành và lá thu hái quanh năm phơi khô. Quả hái khi chín.

Thành phần hóa học

Quả chứa axit hữu cơ (chủ yếu axit xitric, malic, salysilic) muối các axit đó, đường, pectin. Lá chứa tanin.

Tính vị, công năng

  • Lá, cành và rễ đùm đũm có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, chỉ huyết, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.
  • Quả đùm đũm có vị ngọt, tính bình được dùng thay vị phúc bồn tử trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ gan thận, giữ tính khí, cường dương, tăng sức mạnh.

Công dụng, liều dùng

Dùng cho phụ nữ sau đẻ mất nước và những người ăn không tiêu, đầy bụng

  • Cành, lá đùm đũm (10-20g) phơi khô, thái nhỏ, sao cho thơm rồi hãm như trà hoặc sắc nước uống trong ngày.
  • Dùng riêng hoặc phối hợp với lá khổ sâm.

Để điều trị viêm gan mạn tính, viêm tuyến vú,viêm miệng:

  • Lá và cành đùm đũm (20-30g) phối hợp với mộc thông 15g, ô rô 15g, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa thận hư, liệt dương, di tinh, đái buốt:

  • Liều dùng: 20-30g quả phơi khô, sắc nước uống .
  • Dùng riêng hoặc phối hợp với ba kích, kim anh mỗi vị 10-15g.

Ở Ấn Độ, quả đùm đũm chữa đái dầm ở trẻ em, nước sắc lá và vỏ thân chữa tiêu chảy.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More