10 November 2022

0 bình luận

Dương cam cúc

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dương cam cúc

Tên tiếng Việt: Dương cam cúc

Tên khoa học: Matricaria chamomilla L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Chữa đầy bụng khó tiêu, bụng đau trướng, ỉa chảy, buồn nôn, viêm đường tiết niệu, thống kinh (Hoa). Dùng ngoài rửa vết thương lâu lành, đinh nhọt, chống viêm ởhọng, miệng và mắt.

 

Mô tả cây

  • Cây thảo hàng năm, cao tới 60cm. Thân mọc đứng và phân nhánh.
  • Lá kép lông chim 2 lần với các đoạn hình dải nhọn như gai. Lá nói chung hoàn toàn nhẵn.
  • Cụm hoa hình đầu nằm ở ngọn các cuống mảnh, đường kính của đầu hoa là 1-1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng và ở giữa rất nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở.
  • Quả là những quả bế màu vàng trăng trắng dạng nón ngược, nhẵn ở mặt ngoài, khía 5 cạnh ở mặt trong.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-9.

Bộ phận dùng

Các đầu hoa, ít khi dùng toàn cây có hoa.

Phân bố sinh thái

  • Loài cây của Trung Âu được nhập vào trồng ở Đà Lạt. Gieo trồng bằng hạt vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân.
  • Cây ưa sáng, ưa ẩm và ưa khí hậu mát của những vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Đà Lạt, Sapa… Cây được gieo trồng từ hạt, sau 5-6 tháng bắt đầu có hoa. Từ năm thứ 2-3 số lượng hoa trên mỗi cây càng nhiều hơn.
  • Thu hái khi các đầu hoa đã nở hết hoàn toàn. Phơi trong râm ở nhiệt độ 35oC.

Bộ phận dùng

Nụ hoa phơi hoặc sấy khô

Thành phần hoa học

Matricaria chamomilla L. Hàm lượng tinh dầu thay đổi từ 0,2-1,8%. Màu lam sẫm của tinh dầu vừa mới cắt xong do có hàm lượng cao của chamazulen (1-1,5%). Chất carbur này được tạo thành trong quá trình chưng cất hơi nước từ một guaianolid là matricin. Các thành phần khác của tinh dầu là (-)α-bisabolol (10-25%), các acid A và B của bisabolol (10-25%), một ether cyclic poly-en, yne (1-10%) và nhiều carbur. Đầu hoa còn chứa nhiều flavonoid; umbelliferon và herniarin (cumarin).

Tính vị, công năng

Dương cam cúc có mùi thơm dễ chịu và vị đắng, có tác dụng chống co thắt, long đờm, gây trung tiện, diệt giun sán, an thần, lợi tiểu, sát trùng, chống viêm.

Công dụng

  • Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn. Dương cam cúc cũng được dùng có kết quả chống các viêm nhiễm đường tiết niệu và trị chứng thống kinh. Thường dùng dưới dạng thuốc hãm (chỉ giữ được 10-15% tinh dầu hiệu hữu trong dầu hoa) hoặc chế thành thuốc (cồn chiết, siro) với liều 1 thìa xúp dược liệu trong 1 lít nước. Dùng ngoài, hãm và rửa hoặc dùng bột để trị các vết thương lâu lành, trị các bệnh về da như zona, đinh nhọt, phát ban, trĩ, chống các viêm nhiễm ở miệng, họng và mắt.
  • Người Đức và các nước Trung Âu dùng nhiều trong điều trị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoá. Người ta dùng Dương cam cúc cùng với các chiết xuất và tinh dầu của nó để chế các pomat và các thuốc xúc rửa dùng tiêu viêm và làm lành sẹo.
  • Ở Tuynidi, có nơi dùng hoa làm thuốc lọc máu sau khi sinh đẻ và làm thuốc dịu đau trước khi sinh. Người ta còn dùng Dương cam cúc làm thuốc trị cơn đau sỏi thận.
  • Trong mỹ phẩm, người ta dùng nó chế nước gội đầu, làm gel chống nắng; tinh dầu được dùng trong hương liệu và chế xà phòng thơm.
  • Tác dụng không mong muốn: Sự có mặt của lacton ở những chế phẩm có nụ hoa dương cam cúc có thể gây phản ứng ở những ngày nhạy cảm và có báo cáo về viêm da tiếp xúc do dương cam cúc gây nên. Có rất ít trường hợp dị ứng do dương cam cúc. Có báo cáo về vài trường hợp phản ứng phản vệ do uống nụ hoa dương cam cúc.
  • Liều dùng: Người lớn ngày dùng trung bình 2-8g nụ hoa chia làm 3 lần; cao lỏng 1:1 trong cồn 45% với liều 1-4ml, 3 lần một ngày. Trẻ em dùng 2g nụ hoa, 3 lần một ngày; cao lỏng (ethanol 45-60%) một liều 0,6-2ml. Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Dùng ngoài: Để đắp hoặc súc miệng, nước hãm 3-10% nụ hoa (30-100g/lít), cao lỏng 1% hoặc cồn thuốc 5%. Để tắm, nụ hoa 5g/lít nước. Đối với những chế phẩm bán lỏng: cao nước – cồn tương đương với 3-10% (dương cam cúc 30-100g/lít). Để hít hơi: 6g dương cam cúc, hoặc 0,8g cao cồn trong 1 lít nước nóng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More