10 November 2022

0 bình luận

Dướng nhỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dướng nhỏ

Tên gọi khác: Dướng leo, dâu dây

Tên khoa học: Broussonetia kazinoki Sieb. et Zucc.

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Công dụng: chữa viêm gan, viêm thanh quản, đau bụng, chữa định nhọt, sưng tấy, đòn ngã tổn thương.

Mô tả

  • Cây nhỏ dạng bụi, cao 2 – 4m. Cành mềm có lông nhỏ lúc non, sau nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình trái xoan – thuôn, dài 3 – 10 cm, rộng 2 – 4 cm, gốc khuyết và hình tim, đầu nhọn, mép có răng đều, hai mặt có lông rất mềm, gần chính 5, gân bên rất ngắn, gân phụ thành mạng lưới rõ, cuống lá dài 1 cm có lông lá kèm hình dải nhọn, dễ rụng.
  • Cụm hoa đực mọc thành bông thuôn gần hình cầu, dài 1 – 1,5 cm, rộng 5 – 7 mm, có cuống ngắn, lá bắc hình trái xoan từ, nhẵn, không vượt quá hoa; đài 4 răng hàn liền ở gốc; nhị 4, đối xứng với nhau, bao phấn hình mắt chim. Cụm hoa cái thành hình đầu đơn độc, hình cầu, đường kính 7- 10 mm, hoa rất nhiều, lá bắc thành hình khối dài 2 mm, đài có 3 răng ở đầu, nhẵn; bầu gần hình mắt chim, dẹt, hơi sần sùi, đường kính 1 mm.
  • Quả phức hình cầu.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 5; mùa quả: tháng 6 – 7.

Phân bố, sinh thái

Dướng nhỏ hiện mới ghi nhận về phân bổ ở một số tỉnh và thành phố phía Bắc: Sơn La, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình. Trên thế giới có ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Dướng nhỏ là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có khả năng hơi chịu hạn. Cây thường mọc lẫn hoặc mọc dựa vào các cây bụi, cây gỗ nhỏ hoặc có cao đồi cây bụi, rừng thí sinh hoặc ở bờ các nương rẫy. Cây ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt. Quả chính là thức ăn của chim và nhiều loài động vật khác. Cây còn có khả năng tái sinh cây chồi từ phần còn lại sau khi bị chặt phát.

Bộ phận dùng

Rễ, lá

Thành phần hoá học

Theo Lee Hwa Jin et al., dường nhỏ chứa nhiều chất chống oxy hoá là kazinol A và kazinol B, các chất brotissonetin A, B, E, F và broussonetinin A và B.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống tăng glucose huyết:

Tác dụng của bột vỏ thân của cây dướng nhỏ (BVTDN) trên hàm lượng glucose, insulin, fructosamin và lipid trong huyết thanh, cũng như hoạt tính emzym phản ánh chức năng gan đã được nghiên cứu trên chuột cống trắng đái tháo đường di truyền dòng Otsuka Long – Evans Tokushima và chuột bình thường không đái tháo đường dòng Long – Evans Tokushima Otsuka.

Lô chuột đái tháo đường uống nước hàng ngày nhiều hơn lô chuột bình thường (ở 2 lô chuột ăn chế độ ăn không có BVTDN).

  • Kết luận: Bột vỏ thân dướng nhỏ có tác dụng chống tăng glucose huyết ở lô chuột đái tháo đường và hàm lượng insulin huyết tăng có thể là một yếu tố điều hoà quan trọng nhằm cải thiện glucose huyết trong mô hình thực nghiệm này (Cha, Kim et al., 2008).

Tác dụng ức chế sự sản sinh NO trong đại thực bào:

Phân đoạn tan trong ethylacetat của dướng nhỏ nồng độ 50 ng/ml ức chế có ý nghĩa (78,2%) sự sản sinh NO trong đại thực bào, khi đại thực bào được lipopolysaccharid hoạt hoá. Kazinol B được phân lập từ dướng nhỏ đã được xác định là hoạt chất ức chế sự tổng hợp NO với IC50 = 21,6 micromol. NO (nitrogen oxyd) là chất được các đại thực bào hoặc các tế bào nội mô sản sinh ra, có tác dụng giãn mạch (Ryu, Ahn et al., 2003).

Tính vị, công năng

  • Rễ và lá dương nhỏ vị nhạt, tính bình, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau.
  • Tài liệu Trung Quốc ghi: dướng nhỏ có công năng khư phong, hoạt huyết, lợi niệu [TDTH, 1996, tập 2: 695].

Công dụng

Rễ và lá dướng nhỏ được dùng chữa viêm gan, viêm thanh quản, đau bụng, mỗi lần 10 – 20g sắc uống [Lê Quý Ngưu và cs, 1995: 126]. Dùng ngoài, lấy rễ hoặc lá tươi giã nát, đắp lên để chữa định nhọt, sưng tấy, đòn ngã tổn thương.

Để chữa rắn độc cắn, lấy lá tươi, giã nát, đắp xung quanh vết cắn hoặc dùng lá ngâm rượu uống và thoa ngoài [Tài liệu mới dẫn].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More