10 November 2022

0 bình luận

Hà thủ ô trắng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hà thủ ô trắng

Tên tiếng Việt: Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Củ vú bò, Mã liên an, Khâu nước, Dây mốc, Cây sừng bò, Khău cần cà (Tày), Chừa ma sình (Thái), Sân rạ, xờ rạ (Kho), Pất (kdong), Xạ ú pẹ (Dao)

Tên khoa học: Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Tylophora juventas Woodf.

Họ: Asclepiadaceae (Thiên lý)

Công dụng: Thuốc bổ. Chữa thần kinh suy nhược, sốt rét, đau dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, ỉa chảy, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính, đòn ngã tổn thương (Rễ sắc uống).

 

Mô tả cây

  • Hà thủ ô trắng là một loại dây leo dài từ 2 đến 5m. Thân và cành màu hơi đỏ hay nâu đỏ, có rất nhiều lông, khi già thì nhẵn dần.
  • Lá mọc đối, hình mác dài, đầu nhọn, đáy tròn hoặc hơi hình nón cụt, có lông mịn và nhiều ở mặt dưới, mặt trên cũng có lông ngắn hơn. Phiến lá dài 4-14cm, rộng 2- 9cm, cuống lá dài 5-8cm cũng có nhiều lông.
  • Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông.
  • Quả đại tách đôi ngang ra trông như sừng bò (do đó có người gọi là cây sừng bò). Quả hình thoi, màu xám nhiều lông, dài 7-11 cm, rộng 8mm. Hạt dẹt, phồng ở lưng, dài 5-7mm, rộng 2mm, có chùm lông mịn dài 2cm.
  • Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra thứ nhựa trắng như sữa cho nên có tên cây sữa bò.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây hà thủ ô trắng mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa những nơi đất đồi cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
  • Rễ củ dài mẫm và trắng, giữa có lõi trông như củ sắn nhưng có vị đắng.
  • Đào quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa đông hay đầu mùa xuân. Đào về thái mỏng phơi khô.

Thành phần hoá học

Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.

Tác dụng dược lý

Hà thủ ô trắng có tính độc thấp, có tác dụng kích thích nhẹ sự co bóp cơ trơn, làm co mạch ngoại vi, kích thích hô hấp, nhưng không làm thay đổi huyết áp, kích thích nhẹ nhu động ruột và lợi tiểu, kích thích tiêu hóa làm ăn được nhiều, tăng cân, tăng sức lực, tiêu viêm và an thần nhẹ.

Công dụng và liều dùng

Các thầy thuốc Việt Nam coi vị hà thủ ô trắng có cùng một công dụng với hà thủ ô đỏ.

Các Công ty dược liệu vẫn thu mua và bán chung với hà thủ ô đỏ, trong các đơn thuốc thường dùng một nửa hà thủ ô đỏ, một nửa hà thủ ô trắng. Có khi để nguyên không chế biến mà dùng. Nhưng cũng có khi chế biến như đối với hà thủ ô đỏ. Liều và cách dùng như hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.

  • Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa.
  • Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét.
  • Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa.
  • Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More