10 November 2022

0 bình luận

Hạt sẻn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hạt sẻn

Tên tiếng Việt: Xuyên tiêu, Sâng, Hạt sẻn, Mác khén (Thái), Hoàng lực, Sưng, Lưỡng diện châm, Chứ xá (Hmông), Sơn tiêu, Sẻng vàng, Chiêu khạt (Tày)

Tên khoa học: Zanthoxylum nitidum DC.

Họ: Rutaceae (Cam)

Công dụng: Giun, tả, đau bụng, hen, bổ, sốt (Rễ). Đau răng, phong thấp (Quả).

 

Mô tả cây

  •  Cây bui, mọc thẳng hoặc leo giàn .Cây có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể tới 15cm, cành màu đỏ nhạt, trên cành và cuống lá có những gai ngắn, dẹt quay về phía dưới.
  • Lá kép lông chim lẻ, có hai đến ba đôi lá chét mọc đối. Mặt dưới và trên của gân chính đều có gai, do đó đã có tên lưỡng diện châm (hai mặt có gai).
  • Hoa mọc thành chùm hay chùm xim đơn (glomerule) riêng lẽ hay tập trung ở kẽ lá.
  • Quả có 1-5 mảnh vỏ, thường là 3 tụ họp ở quanh trục, mặt ngoài nhăn nheo, mặt trong nhẵn. Mỗi vỏ cứng có một hạt cứng, đen bong.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hoà Bình, Hà Tây. Còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây)
  • Đến mùa thu quả chín hái cả cành về, cắt lấy quả phơi khô. Khi nhấm quả thấy vị đắng, nóng và thơm. Bề ngoài vị thuốc trông rất đặc biệt: quả tách thành 3 mảnh cứng, trong mỗi mảnh có một hạt bóng đen, cứng. nhấm hạt có mùi thơm như chanh.

Thành phần hoá học

Trong hạt có 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là limonene 044%), geanial (12,14%), neral (10,95%), linalool (6,84%) (Theo Nguyễn Xuân Dũng, PA Leclerq, Th. Nga 1990)

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ: vị cay, tính ôn, có độc vào 3 kinh phế, tỳ và thận. có tác dụng tán hàn, trục thấp, ôn trung, trợ hoả, sát hồi trùng. Chữa bụng lạnh đau, đau thổ tả, tẩy giun.
  • Chỉ mới dùng trong phạm vi nhân dân. Quả được dùng làm thuốc với tên Hoa tiêu hay thục tiêu làm thuốc giúp sự tiêu hoá, trị giun sán, chữa đau nhức răng có khi dùng pha nước cho thơm. Ngày dùng 3-5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chú thích:

Nhân dân ta còn dùng rễ cây này với tên hoàng lực hay rễ cây sưng huỳnh lực làm thuốc chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp. ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Trong rễ một số cây sưng có becberin.

Ngoài việc nhập vị thuốc trên của ta, Trung Quốc còn dùng nhiều quả của các cây khác cùng chi khác loài làm thuốc như sau:

  • Thiên tiêu-hoa tiêu là quả phơi khô củ cây Zanthoxylum schinifolium Sieb et Zucc. Quả có 1-3 vỏ cứng. trong quả có tinh dầu, trong tinh dầu có 90% estragola C10H12O và becgaten
  • Cùng một công dụng như hoa tiêu, ngoài ra còn dùng chữa ho, làm gia vị thay hồ tiêu
  • Xuyên tiêu hay hoa tiêu là quả phơi khô củ cây Zanthoxylum simulans Hance (Zanrhoxylum bungei Planch) quả có một vỏ cứng cùng một công dụng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More