10 November 2022

0 bình luận

Húng dũi

10 November 2022

Tác giả: thuc


Húng dũi

Tên khoa học: Mentha aquatica L.

Tên đồng nghĩa: Mentha hirsuta L., M.palustris Mill.

Tên khác: Húng lũi, húng láng

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Công dụng: Húng dũi thường được dùng làm rau gia vị. Nước hãm của cây có tác dụng lợi tiêu hóa. Dùng ngoài, cả cây giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương, sưng vú.

Mô tả

  • Cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân ngầm, phân nhánh rất dài, có vảy.
  • Lá mọc đối hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn hoặc hơi tù, mép khía răng to, hai mặt có lông hoặc nhẫn, vò ra có mùi thơm mạnh.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim đơn gồm nhiều vòng mang hoa, lá bắc hình mác, ngắn, hoa nhỏ màu trắng, đài 5 răng hẹp, có gân rõ, tràng có ống, có lông ở mặt trong, 4 nhị dài bằng nhau.
  • Quả bế tư, sần sùi.

Phân bố, sinh thái

Hiện nay chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ của loài húng dũi từ đâu. Nhưng ở Việt Nam, đó là cây gia vị đã được trồng lâu đời trong nhân dân.

Húng dũi là cây ra sáng và chỉ có thể sống được trên đất ẩm. Cây trồng trên đồng ruộng hay ở vườn nhà đều cần có sự chăm sóc thường xuyên, tưới nước và bón phân. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, khả năng phân nhánh lưỡng phân khoẻ. Húng dũi trồng hiện nay không thấy ra hoa quả, có thể đó là hậu quả của việc nhân giống vô tính lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Bộ phận dùng

Cành lá.

Thành phần hóa học

Theo Phạm Hoàng Hộ (2006), cây húng dũi trồng làm gia vị, chứa 0,8% tinh dầu mà thành phần chính là menthofuran (40%), menthol (28%) menthon (0,77%), methylacetat (22,4%). Ngoài ra còn có piperiton, menthen và pulegon [The wealth of raw material in India, 1952].

Theo Stephan Nicolor (2006), hàm lượng tinh dầu là 1%. Ngoài các thành phần trên, tinh dầu húng dũi còn chứa geraniol, pinen, citronelol, acid linolenic, acid linonic, acid myristinic. Ngoài ra húng dũi còn chứa 7% tanin và acid béo.

Tác dụng dược lý

Hoạt tính diệt amip và diệt Giardia của cao chiết với dung môi nước – cồn ethylic của lá húng dũi đã được thử nghiệm trên 122 bệnh nhân, trong đó 93 người mang Entamoeba histolytica và 29 người mang Giardia intestinalis.

  • Các kết quả dương tính đã đạt được ở 91% các trường hợp nhiễm E.histolytica và 68% các trường hợp nhiễm Gintestinalis, được chứng minh bởi sự có mặt của cả các dạng bào nang và dạng sinh dưỡng trong phân của bệnh nhân.

Công dụng

Húng dũi thường được dùng làm rau gia vị.

Nước hãm của cây có tác dụng lợi tiêu hoá. Dùng ngoài, cả cây giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương, sưng vú.

  • Ở Java, nhân dân dùng tinh dầu cây húng dũi trị nhức đầu.
  • Ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, hùng dũi được coi là có tác dụng lợi tiểu hoá, làm dịu, bổ, làm ra mồ hôi, điều kinh và giảm ho.
  • Nhân dân Brazil dùng lá húng dũi làm thuốc diệt ký sinh trùng, làm dễ tiêu và giảm chướng bụng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More