Mô tả
- Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,5 – 1,5m. Thân thẳng, hình trụ, đôi khi phân nhánh.
- Lá xếp thành hai dãy đều, hình dải, dài 15 – 20 cm, gốc tròn có bẹ to, đầu thuôn nhọn, mép có lông mi, hai mặt nháp; lưỡi bẹ tiêu giảm, có lông dày.
- Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành bông kép to, hình trụ, dài 10 – 30 cm, dày đặc, đầu hơi thuôn nhọn, màu vàng nhạt; cuống cụm hoa có lông mềm. Các bông nhỏ hình cầu hay thuôn, có vòng lông dài ở gốc, màu lục sau màu vàng, mày mỏng, rộng, hình bầu dục. Hoa ở dưới có mày mỏng, đôi khi tiêu giảm; hoa ở trên lưỡng tính, mày hoa màu vàng hoặc đỏ nhạt; nhị có bao phấn thuôn.
- Quả hình trái xoan hay gần tròn, màu trắng.
Phân bố, sinh thái
Hiện nay, ít nhất có hai giống kê đang được giao trồng. Giống kê trồng ở miền Bắc có bông và hạt nhỏ, nhưng ăn mùi thơm hơn giống kê trồng ở miền Nam và Tây Nguyên có bông và hạt to hơn.
Cách trồng:
- Kế gieo trồng bằng hạt. Thời vụ gieo hạt vào đầu mùa xuân.
- Đất trồng kê cần tơi xốp, thoát nước. Vì thế trong nhân dân thường trồng kể ở các ruộng cao, trên nương rẫy và bãi bồi sông. Trước khi trồng, đất được cày bừa kỹ, lên luống cao khoảng 20 cm, rộng 0,9 – 1,0m; bón lót bằng phân chuồng mục.
- Gieo hạt bằng cách gieo theo hàng hoặc gieo vãi, sau đó xoa nhẹ mặt luống để phủ hạt. Hạt gieo sau 5 – 10 ngày nảy mầm. Khi cây cao 10 – 15 cm, tiến hành tỉa thưa để 2 – 3 cây/khóm, cự ly giữa các khỏim 35 – 40 cm.
- Chăm sóc chủ yếu là làm cỏ, xới đất, bón thúc bằng phân chuồng và lân. Cây trồng sau khoảng 5 tháng cho thu hoạch.
Phân bố, sinh thái
Chi Setaria Beauv. ở Việt Nam có tới 13 loài, phần lớn là các loài cỏ dại, chỉ có 2 loại là cây trồng, trong đó có loài kê kể trên.
Kê có nguồn gốc ở Ấn Độ và đã trở thành cây trồng từ lâu đời ở hầu hết các quốc gia ở vùng Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, kê là cây trồng quen thuộc, với lịch sử cũng khá lâu dài tại nhiều tỉnh ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ở đồng bằng Bắc Bộ, người ta thường gieo trồng kê trên các bãi bồi của sông Hồng.
Kê là loại cây đặc biệt ưa sáng
Bộ phận dùng:
Hạt và mầm hạt.
Thành phần hóa học
- Theo Võ Văn Chi (1997), hạt kê chứa 73% hydrocarbon; 10,8% protein; 2,9% lipid.
- Khi lên men protein, các acid amin giải phóng ra thấp hơn so với khi lên men protein của sữa và lúa mì. Ngoài ra, kể còn chứa D – alanyl, D – alanin, trypsin và c – amylasa tự do (Phytochem, 1990).
- Người ta còn phân lập được rất nhiều chất thuộc nhóm flavonoid và glycosid như: seraricin, vitexin, vitexin – 2″ – O – xylosid, vitexin – 2″-O- glucosid, apigenin, 7-p-coumaryl rutinosid, orientin, isoorientin, orientin – 2″ – O – xylosid, orientin – 2″ – glucosid, luteolin – 7 – rutinosid, scoparin, scoparin -2- O – xylosid, scoparin-2″ – O – glucosid, chrysoeriol – 7 – O – rutinosid.
Tác dụng dược lý
Cao chiết methanol từ hạt kê được thử nghiệm về hoạt tính kháng lipase bằng phương pháp phóng xạ, đã thể hiện hoạt tính mạnh kháng lipase in vitro. Như vậy kê có thể dùng làm thuộc trị bệnh béo phì do chế độ ăn chứa lượng mỡ cao.
Tính vị công năng
Kê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận. Mầm hạt kê (cốc nha) có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực, hoà trung, kiện tỳ, khai vị. Cốc nha sao có tác dụng tiêu thực, cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ.
Công dụng
Kê là một loại thực phẩm thường dùng trong nhân dân. Kể cũng được dùng làm thuốc lợi tiểu trị ho [Võ Văn Chi, 1997: 609 – 610].
Ở Trung Quốc, kê được coi là có tác dụng bổ lợi tiểu, làm mát, làm dịu da và làm săn. Kê được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc để trị nôn, tiêu chảy, chảy máu cam, đái tháo đường và thấp khớp.
Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, bột hạt kể trộn với mật mía được bôi trị nhọt ở trẻ em theo kinh nghiệm dân gian.
Bài thuốc có kê
Chữa âm hư hảo khát, mỏi mệt do mất ngủ hay lao động quá sức: Dùng hạt kê nấu chè đường ăn thì mát khoẻ, lại sức.
Chữa trẻ nhỏ sài kê, khắp mình nổi mụn đỏ như hạt kê: Dùng hạt kê nấu nước tắm.