10 November 2022

0 bình luận

Kha tử

10 November 2022

Tác giả: thuc


Kha tử

Tên tiếng việt: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha tử

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz

Họ: Combretaceae (Bàng)

Công dụng: Chữa ỉa chảy, ho khản tiêng, ra mồ hôi trộm, trĩ, di tinh, xích bạch đới (Quả).

 

Mô tả cây

  • Chiều liêu là một cây to cao chừng 15-20m, có vỏ màu đen nhạt trên có những vạch nứt dọc. Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình trứng, phía cuống tròn hơi thon, đầu nhọn, dài chừng 15-20cm, rộng 7-15cm, dai, hơi có lông mềm trên cả hai mặt, sau thì nhẵn, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ hình mắt cua. Hoa mọc thành bông, nhỏ, màu trắng, lưỡng tính, mùi thơm, mọc ờ đầu cành hay ở kẽ lá, cuống ngắn, trên có phủ lông màu vàng nhạt. Quả hình trứng thon, dài 3^tcm, rộng 22-25mm, hai đầu tù, không có dìa, có 5 canh dọc, màu nâu vàng nhạt, thịt đen nhạt, khô, cứng và chắc. Hạch cứng, hơi hình 5 cạnh, dày chừng 10-15mm, 1 hạt, lá mầm cuốn.
  • Có một loại chiều liêu xanh (Terminalia citrina Roxb. hay Myrobalanus citrim Gaertn.) có lá dài hơn, nhẵn, kể cả khi còn non, quả thuôn và nhỏ hơn, nhân mỏng hơm, hạt hẹp hơn. Chiều liêu xanh mọc ở Biên Hòa.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây kha tử hay chiều liêu chỉ mới thấy mọc ở miền Nam, Campuchia (còn gọi là Sramar), Lào, Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan.
  • Trước đây Trung Quốc cũng nhập cùa Ấn Độ, hiện nay có thể tự túc. Trồng ở  Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
  • Vào tháng 9-10-11 quả chín, hái vể phơi khô.

Thành phẩn hóa học

  • Trong kha tử có tới 20-40% tanin bao gồm axit elagic, axit galic, và axit luteolic. Lượng tanin có khi lên tói 51,3% nếu quả thật khổ.
  • Ngoài ra còn có axit chebulinic C41H34O27 với tỷ lệ 3-4%. Thủy phân axit chebulinic sẽ cho một phân tử glucoza 3 phân tử axic galic và một phân tử axit có công thức C14H12O11.
  • Trong nhân còn có 36,7% dầu vàng nhạt, trong, nửa khô.

Công dụng và liều dùng

  • Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên, còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, mổ hôi trộm, trĩ, lòi dom, xích bạch đới.
  • Ngày uống 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên.
  • Còn dùng trong kỹ nghệ thuộc da.
  • Điều đáng chú ý khi dùng kha tử là dùng liều nhỏ thì cầm đi ỉa, liều lớn lại gây đi ỉa. Liều cầm đi ỉa là 3-6g.

Đơn thuốc có kha tử

  • Chữa xích bạch lỵ: Kha tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc cam thảo mà chiêu thuốc, nếu lỵ ra mũi không, dùng nước sắc cam thảo trích.
  • Chữa ho lâu ngày: Kha tử 4g, đảng sâm 4g, sắc với 400ml nước cô đặc còn 200ml, chia 3 lẫn uống trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More