10 November 2022

0 bình luận

Khổ Sâm cho lá

10 November 2022

Tác giả: thuc


Khổ Sâm cho lá

Tên tiếng Việt: khổ sâm cho lá

Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu.

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ cao độ 0,7-1m.
  • Lá mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3-6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5-10cm, rộng 3cm. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót) nhưng mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên.
  • Khi phơi khô, mặt lá dưới có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị, hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị.
  • Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hung hung đỏ.
  • Mùa hoa quả : Tháng 5-8

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

  • Cây khổ sâm trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu.
  • Liều dùng khổ sâm cho lá:

Mỗi lần uống 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Cây này mới được nhiều người chú ý mấy năm gần đây do được dùng trong đơn thuốc chữa đau dạ dày, có lá khôi sau đây:

  • Lá khôi Ardisia sylvestris 50g
  • Lá bồ công anh Lactuca indica 20g
  • Lá khổ sâm Croton tonkinensis 12g
  • Nước 600ml
  • Sắc đặc và cô còn chừng 200ml chia làm 2 hay 3 lần uống trong ngày.
  • Uống liên tục trong 10 ngày, lại nghỉ 3 ngày. Cứ như vậy cho đến khi khỏi đau, uống thêm một tuần nữa. Có người thêm vào đơn thuốc trên 3 lát gừng sống đối với người hay đi ỉa lỏng.
    Nếu dùng riêng thường dùng với liều 24-40g (lá khô sao vàng), thêm 600ml nước (3 bát), sắc còn 1 bát (200ml), chia 2 hay 3 lần uống trong ngày, 15 phút đến nửa giờ trước khi ăn cơm.
  • Để ăn ngon cơm, giúp sự tiêu hoá.

Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân:

Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.

Chữa đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu:

Lá Khổ sâm, dây Ngấy hương, đều phơi khô, mỗi thứ một nắm (30-40g), thêm 3 lát gừng, sắc uống. Hoặc thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.

Chữa kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài:

Dùng lá Khổ sâm và lá Phèn đen mỗi thứ một nắm sắc uống, hoặc lá Khổ sâm, Rau sam, Cỏ sữa, Nhọ nồi, Lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn:

Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More