10 November 2022

0 bình luận

Lá diễn tàu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lá diễn tàu

Tên gọi khác: Cửu căn, cây gan heo, can thái

Tên khoa học: Dicliptera chinensis (L.) Nees

Tên đồng nghĩa: Justicia chinensis L., Dicliptera javanica Nees.

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Công dụng: chữa cảm mạo, sốt cao, lên sởi, viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp, viêm gan cấp, viêm kết mạc, viêm ruột, lỵ, chữa phong thấp, viêm khớp, giảm niệu, đái ra dưỡng chấp.

Mô tả

  • Cây thảo sum sê, sống hằng năm, cao 10 – 50 cm. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, cành già gần tròn, nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình trứng hay thuôn, dài 2 – 8 cm, rộng 1 – 4 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt có lông rải rác.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim co; tổng bao gồm những lá bắc không bằng nhau, hình trứng thuôn, lá bắc con hình chỉ, đài có răng đều, rời nhau, hình dải hẹp, trang chia hai mối, mối dưới hơi xẻ ba thuỳ, mỗi trên hình trứng nguyên, nhị hai đính ở họng tràng, bao phấn hai ô; bầu nhẵn.
  • Quả nang ngắn, có lông tơ ở đầu, hạt dẹt.
  • Mùa ra hoa: tháng 12 – 5.

Phân bố, sinh thái

Chi Dicliptera Juss. ở Việt Nam hiện có 4 loài, trong đó loài lá diễn trên được biết đến nhiều hơn cả, do cây phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên… Trên thế giới, loài cây này có phân bố ở Hải Nam (Trung Quốc) và có thể có ở Lào.

Lá diễn tàu thuộc loại cây thảo, sống một hay nhiều năm. Cây ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc rải rác hay thành đám nhỏ gần bờ suối ở cửa rừng hoặc nơi đất trũng trên nương rẫy cũ. Ở Cao Bằng (Thạch An) và Lạng Sơn (Văn Quan) còn gặp cây mọc lẫn các loại cỏ dại trên các bãi đất hoang gần các làng bản.

Bộ phận dùng

Toàn cây

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa acid hữu cơ, acid amin và đường [Trung được từ hải, vol. II, 997].

Tính vị, công năng

Lá diễn tàu có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch.

Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vị nhạt, tính mát; sách “Lĩnh nam thảo dược chí” ghi: vị hơi ngọt, tính mát; sách “Lĩnh nam thái dược lục” ghi: tính mát, hơi hàn; còn sách “Nam Ninh thị dược vật chí” lại ghi: vị đắng, tính hàn. Can thái có công năng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, giải độc [TDTH, II: 997].

Công dụng

Toàn cây lá diễn tàu được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, lên sởi, viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp, viêm gan cấp, viêm kết mạc, viêm ruột, lỵ. Còn chữa phong thấp, viêm khớp, giảm niệu, đái ra dưỡng chấp. Ngày 30 – 60g dược liệu là toàn cây khô hoặc 60 – 120g cây tươi, sắc lấy nước uống.

Dùng ngoài trị lở, sưng, rôm sẩy, mụn nhọt, phỏng ra; dùng lá tươi, giã nát, xoa lên hoặc đắp.

Nhân dân cũng dùng lá nấu canh ăn với thịt lợn, ngon như rau bồ ngót với tác dụng, mát gan.

  • Ở Trung Quốc, lá diễn tàu được dùng để lương huyết, chữa nhiệt bệnh, sốt, cảm mạo, ban chẩn, bình can, minh mục (làm sáng mắt), trị tiểu tiện ra máu, bí đái, ung sang thăng độc [TDTH, II: 997). Nước sắc chữa khó tiêu, sốt cao. Lá tươi giã nát đắp lên mặt hoặc nấu nước rửa mắt (Perry et al., 1980).
  • Ở Indonesia, lá tươi được dùng trị táo bón [Medicinal herb index, 1995: 248].

Bài thuốc có lá diễn tàu

Chữa cảm mạo và sốt: Lá cây lá diễn tàu, đơn kim (toàn cây bỏ rễ), rau má, mỗi vị 45g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More