10 November 2022

0 bình luận

Lân tơ uyn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lân tơ uyn

Tên tiếng Việt: Lân tơ uyn, Ráy rách lá, Chuối hương, Đuôi phượng

Tên khoa học: Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott

Họ: Araceae (Ráy)

Công dụng: Mụn nhọt, vết thương phần mềm (Lá giã đắp). Ho gà ở trẻ em, hầu họng sưng đau, cảm mạo, chân tay nhức mỏi, đau đầu do phong thấp, rắn cắn (Thân già).

 

Mô tả cây

  • Cây mọc leo có thể dài 4 đến 20m. Cành hình trụ đường kính 2,5 đến 5cm.
  • Rễ khi sinh mọc thong.
  • Lá dai, màu xanh lục, dài 40-70cm, rộng 30-50cm, toàn phiến hình thuôn dài, ngọn lá nhọn gốc hình tim. Ngọn cuống gập khúc làm phiến lá mọc quặp cuống. Phiếm lá non nguyên, phiến lá già xẻ lông chim. Trên lá già còn có nhiều lỗ thủng nhỏ dọc ở hài bên gần giữa.
  • Cụm hoa bông mo dày, màu xanh nhạt, hình trụ ngọn tù, dài 15-20cm xung quanh bao bọc bởi 1 lá bắc to, hai mặt màu vàng. Hoa nhiều, lưỡng tính hình lăng trụ 6 góc rộng.
  • Quả mọng màu đỏ, nhiều hạt thuôn dài, từ ở hai đầu, có chấm trắng nhỏ ở mép.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc bám trên thân cây cổ thụ mọc dọc suối nước ở vùng ẩm thấp (rừng già) hoặc dọc bờ rào (ở đồng bằng), có ở khắp nơi từ miền Bắc đến Nam. Người ta dùng thân và lá tươi làm thuốc.
  • Không có chế biến gì đặc biệt.

Thành phần hoá học

Lá lân tơ uyn cho phản ứng của glucozit, saponozit, dịch chiết có pH axit (theo Đặng Hanh Khôi, Vũ Văn Chuyên và cộng sự 7-68).

Tác dụng dược lý

  • Lá có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphlococcus aureus, Streptomyces pyogenes, Pseudomonas seruginosa và Bacillus subtilis.
  • Lê Khắc Lập (Viện Quân y giải phóng Khu V) đã theo dõi kết quả điều trị trên 357 trường hợp đã đi tới những kết luận sau đây:

Chỉ định điều trị

  • Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.
  • Bỏng độ II, nhất là bỏng độ III.

Phản chỉ định: Vết thương chột, lỗ nhỏ, ở trong sâu còn dị vật, không nên dùng lân tơ uyn sẽ làm cho vết thương chóng liền miệng, làm ứ đọng mủ ở trong sâu.

Tác dụng của lân tơ uyn trên lâm sàng

  • Lân tơ uyn có tác dụng kháng sinh tại chỗ có thể thay sunfamit và penixilin điều trị tại chỗ. Những vết thương phần mềm không có triệu chứng sốt nhiễm trùng thì chỉ dùng lân tơ uyn đắp lên vết thương cũng đủ tốt.
  • Vết thương được đắp gạc tẩm lân tơ uyn qua 2-3 lần thay băng, các tổ chức chất nhầy mụ được lấy đi nhanh chóng, nhìn mặt vết thương rất sạch và đỏ.
  • Lân tơ uyn kích thích tổ chức hạt non ở vết thương phát triển nhanh, rút ngắn quá trình lấp đầy vết thương, kích thích da non phát triển, chóng liền sẹo và là sẹo mềm ít có thịt thừa ùn lên quá mép vết thương.
  • Dùng lân tơ uyn tiết kiệm được 1/2 số lượng bông gạc và rút ngắn 30 đến 45% thời giant hay băng. Khi bóc gạc hầu hết mủ nhầy và mảnh dính ở vết thương đều dính theo miếng gạc. Không gây đau đớn và chảy máu khi thay băng. Vết thương rất sạch, chỉ cần rửa qua một lượt là đủ. Qua theo dõi 357 trường hợp chưa thấy phản ứng gì xấu tại chỗ và toàn thân của thương binh được điều trị bằng lân tơ uyn. (Y học thực hành 143-1967, tr. 25-29).

Công dụng và liều dùng

  • Việc sử dụng lân tơ uyn mới được phổ biến rộng rãi mấy năm gần đây. Quân giải phóng miền Nam dựa vào kinh nghiệm đồng bào Kon Tum khi làm nương rẫy bị dao rựa cắt đứt da thịt thường dùng lân tơ uyn đắp vào vết thương. Nhân dân miền Bắc dùng nước sắc thân cây rửa vết thương (Cứu quốc, 27-8-1967).
  • Cách dùng như sau: Dùng 1kg dây lân tơ uyn bỏ lá, cạo hết rễ, rửa sạch, băm nhỏ, cho vào 3 lít nước đun sôi trong ba giờ. Lọc qua khăn vải và cô lại còn 700ml dung dịch. Nước lân tơ uyn ở độ đậm này khi đắp vào vết thương, thương binh chỉ có cảm giác xót thoảng qua như rửa nước muối ưu trương trong lần thay băng đầu. Những ngày sau thì hết xót, càng không nên dùng cao lân tơ uyn vì khi đắp lên vết thương rất xót và gây phản ứng xấu tại chỗ (xót, sưng, đỏ). Nước lân tơ uyn lên mốc, đổi màu, có vị chua. Khi dùng như sau: Rửa vết thương bằng nước muối (nếu có nhiều lân tơ uyn thì dùng nước lân tơ uyn rửa càng tốt). Dùng miếng gạc tẩm nước lân tơ uyn đắp lên vết thương xong băng lại và cách 2-3 ngày lại thay băng một lần, tùy mức độ mủ nhầy ở vết thương.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More